Tổng hợp chi tiết về Bản đồ Thanh Hoá khổ lớn mới nhất 2022

Tổng hợp chi tiết về Bản đồ Thanh Hoá khổ lớn mới nhất 2022 là ý tưởng chính trong bài viết hiện tại của form chữ Yaytext. Theo dõi content để biết đầy đủ nhé.

Tra cứu bản đồ Thanh Hoá hay bản đồ hành chính các xã tại tỉnh Thanh Hoá chi tiết năm 2022, hi vọng bạn có thêm thông tin cần tìm về bản đồ Thanh Hoá.

Tỉnh Thanh Hóa còn được gọi là xứ Thanh thuộc miền Trung của nước ta, có tổng diện tích đất là 11.120,6 km². Đây là tỉnh có diện tích lớn thứ 5 trong cả nước

Đơn vị hành chính chia làm 27 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 24 huyện với 559 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 34 phường, 29 thị trấn và 496 xã.

Về vị trí địa lý:

    • Phía Bắc: giáp 3 tỉnh, gồm: Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình với đường ranh giới dài 175km.
    • Phía Nam : giáp Nghệ An với đường ranh giới dài 160 km
    • Phía Đông: giáp biển Đông với chiều dài đường bờ biển 102 km.
    • Phía Tây: giáp tỉnh Hủa Phăn của nước CHDCND Lào với đường biên giới dài 192km.

ban-do-thanh-hoa

Một số thông tin cơ bản về tỉnh Thanh Hoá

Thanh Hóa trong thời kỳ các vua Hùng dựng nước.

Vào đầu thời đại đồng thau, ở đồng bằng Bắc Bộ, văn hoá Phùng Nguyên đã phân bố trên một vùng rộng lớn từ các tỉnh Vĩnh Yên, Phú Thọ, Hà Tây, Hải Phòng, Hà Giang, Bắc Ninh, Hà Nội. Ở Thanh Hoá, các bộ lạc nguyên thuỷ cũng có mặt trên địa bàn rất rộng: từ miền núi đến đồng bằng, ven biển.

Ở miền núi: Người thời đại đồng thau đã để lại dấu vết trong các hang động Thẩm Hai và Thẩm Tiên (thuộc huyện Thường Xuân). Trong tầng văn hoá dày từ 20 – 30cm, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều rìu, đục bằng đá được mài nhẵn. Đồ gốm thu được ở đây không nhiều nhưng đã thể hiện trình độ chế tác rất độc đáo: gốm thường có miệng loe dày, vai xuôi, có loại có chân đế. Hoa văn trang trí rất đa dạng nhưng chủ yếu bằng kĩ thuật khắc vạch với những đường song song hoặc cắt nhau chạy thành từng băng quanh thân. Trong tầng văn hoá cũng tìm thấy cả vỏ ốc suối. Với sự phát triển của kĩ thuật chế tác đồ gốm, lại cư trú trên địa bàn xung quanh các thung lũng bằng phẳng, những cư dân thuộc nhóm di tích Thường Xuân đã là những người làm nông nghiệp.

Ở miền biển: Trong khi các bộ lạc miền núi Thường Xuân sản xuất nông nghiệp và phát triển nghề làm gốm, thì ở vùng biển, một nhóm các bộ lạc khác đã biết đến kim loại. Di chỉ tiêu biểu là Hoa Lộc (xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc) đã được khai quật lớn vào năm 1974 và 1975. Vì vậy nền văn hoá khảo cổ ở đây được đặt tên là văn hoá Hoa Lộc. Cư dân văn hoá Hoa Lộc sống gần bờ biển. Tại các di chỉ thuộc văn hoá này đã phát hiện được nhiều chì lưới bên cạnh xương răng các loài cá biển, cá nước ngọt, chứng tỏ đánh cá là một nghề quan trọng của họ. Cũng tìm thấy ở đây xương răng các loài động vật đã được thuần dưỡng như trâu, bò, chó, lợn, và thú rừng như hươu, nai, hoẵng, lợn rừng, tê giác v.v… Rõ ràng chủ nhân văn hoá Hoa Lộc còn là những người chăn nuôi và săn bắn giỏi. Nhưng không nghi ngờ gì nữa, các bộ lạc văn hoá Hoa Lộc đã có một nền nông nghiệp dùng cuốc phát triển

Ở vùng đồng bằng sông Mã: Khi các bộ lạc ở miền núi, miền biển Thanh Hoá bước vào thời đại đồng thau cách đây khoảng 4.000 năm thì vùng đồng bằng ven đôi bờ sông Mã, cư dân các bộ lạc ở di chỉ Cồn Chân Tiên cũng bước vào sơ kì thời đại đồng thau. Cùng thời với di chỉ này, ven đôi bờ sông Mã còn phát hiện được các di chỉ núi Chàn (ở sườn tây núi Đọ), khe Tiên Nông (sườn Tây Bắc núi Nuông). Kết quả khai quật và nghiên cứu các di chỉ này đã được nhiều nhà nghiên cứu xác định là giai đoạn sớm nhất của thời đại đồng thau ven sông Mã, là cốt lõi mở đầu trong quá trình hình thành bộ Cửu Chân trong nước Văn Lang.

Thanh Hóa trong trung kì thời đại đồng thau: Giai đoạn Đông Khối

Di chỉ khảo cổ học Đông Khối thuộc làng Đông Khối, xã Đông Cương (Đông Sơn), được khai quật năm 1960. Gần đây, nhờ kết quả khai quật và nghiên cứu các di chỉ khảo cổ thời đại đồng thau ven đôi bờ sông Mã, các nhà nghiên cứu đã xác định Đông Khối là di chỉ tiêu biểu cho giai đoạn phát triển tiếp theo giai đoạn Cồn Chân Tiên ở lưu vực sông Mã, có niên đại trung kì thời đại đồng thau tương đương với giai đoạn Đồng Đậu ở đồng bằng Bắc Bộ. Thuộc giai đoạn này còn có di chỉ Bái Man, lớp dưới di chỉ Cồn Cấu (xã Đông Lĩnh) và lớp dưới di chỉ Đồng Ngầm (xã Đông Tiến) huyện Đông Sơn.

Điểm đáng chú ý đầu tiên là kĩ thuật chế tác công cụ đá của cư dân các bộ lạc giai đoạn này đã không chỉ kế thừa trực tiếp kĩ thuật của cư dân Cồn Chân Tiên, mà họ còn đưa nghề chế tác đá phát triển thành kĩ nghệ, đạt tới đỉnh điểm trong thời tiền sử và sơ sử xứ Thanh. Tại di chỉ Đông Khối, ngày nay vẫn còn rất nhiều những phác vật, phế vật, mảnh tước v.v…, có chỗ chất đầy, ken dày trên những bờ ruộng, cánh đồng sát chân núi Voi, rộng hàng chục héc ta. Điều này cho thấy hẳn xưa kia, khoảng 3.000 năm trước đây, Đông Khối là một trung tâm chế tác công cụ đá rất phong phú và nhộn nhịp. Trong bộ sưu tập công cụ bằng đá ở Đông Khối, rìu và bôn tứ giác có tiết diện hình chữ nhật hoặc vuông chiếm ưu thế tuyệt đối. Hình dáng của chúng khá phong phú: rìu có loại hình thang vuông, hình chữ nhật; bôn cũng có hai loại: loại lưỡi mỏng (chỉ độ 1 cm) và loại lưỡi rất dày, có mặt cắt hình gần vuông, vì vậy có người gọi là búa rìu (loại này chiếm tỉ lệ 22 – 33% ở các di chỉ).

Nghiên cứu những dấu vết vật chất và bộ di vật, các nhà khảo cổ học cho rằng cư dân các bộ lạc thuộc giai đoạn Đông Khối có trình độ phát triển tương đương giai đoạn Đồng Đậu ở lưu vực sông Hồng. Nền kinh tế sản xuất nông nghiệp của người Đông Khối đã có bước phát triển mới: bên cạnh việc trồng trọt các loại cây cho củ, quả, lúa đã được trồng nhiều hơn, đặc biệt là lúa nếp. Tại Đồng Ngầm, Bái Man đã phát hiện được nhiều mẫu trấu của lúa dạng hạt tròn. Sự phát triển mạnh mẽ của các nghề thủ công làm gốm, chế tác công cụ đá, những dấu tích của lúa, gạo v.v… cho thấy người Đông Khối đã đạt tới trình độ khá cao trong đời sống kinh tế, xã hội.

Thanh Hóa thời Bắc thuộc

Năm 179 TCN, nước Âu Lạc của vua Thục bị một viên quan lại của nhà Tần là Triệu Đà xâm lược. Lãnh thổ và cư dân quốc gia Văn Lang – Âu Lạc thời các vua Hùng, vua Thục trong đó có Cửu Chân bị thôn tính, sát nhập vào nước Nam Việt.

Năm 111 TCN, nhà Hán chinh phục Nam Việt và chia thành 9 quận, trong đó nước Âu Lạc cũ trở thành 2 quận là Giao Chỉ và Cửu Chân, vùng đất Thanh Hóa nằm gọn trong quận Cửu Chân.

Trải qua hơn 10 thế kỷ Bắc thuộc, qua các triều đại Hán – Tam Quốc, Lưỡng Tấn – Tiền Tống – Tề – Lương – Tùy – Đường, địa danh của miền đất này cũng bao lần thay đổi theo sự thăng trầm của lịch sử. Cùng với số phận chung của cả nước, nhân dân Cửu Chân chịu cảnh sống lầm than cơ cực dưới ách đô hộ của ngoại bang.

Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hoá năm 2022

Bản đồ Thanh Hoá
Bản đồ Thanh Hoá, Click vào hình để xem kích thước lớn
 

Bản đồ Quy hoạch tổng thể tỉnh Thanh Hoá

Bản đồ Thanh Hoá trực tuyến
Bản đồ Thanh Hoá trực tuyến, Click vào hình để xem kích thước lớn
 
Bản đồ tỉnh Thanh Hoá
Bản đồ tỉnh Thanh Hoá, Click vào hình để xem kích thước lớn
 

Bản đồ quy hoạch đất tại Thanh Hoá

 Bản đồ quy hoạch đất tại Thanh Hoá
Bản đồ quy hoạch đất tại Thanh Hoá, Click vào hình để xem kích thước lớn
 

Bản đồ Thành phố Thanh Hóa

Thành phố Thanh Hóa có 30 phường: An Hưng, Ba Đình, Điện Biên, Đông Cương, Đông Hải, Đông Hương, Đông Lĩnh, Đông Sơn, Đông Tân, Đông Thọ, Đông Vệ, Hàm Rồng, Lam Sơn, Long Anh, Nam Ngạn, Ngọc Trạo, Phú Sơn, Quảng Cát, Quảng Đông, Quảng Hưng, Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Thành, Quảng Thắng, Quảng Thịnh, Tào Xuyên, Tân Sơn, Thiệu Dương, Thiệu Khánh, Trường Thi và 4 xã: Đông Vinh, Hoằng Đại, Hoằng Quang, Thiệu Vân.

Bản đồ Thành phố Sầm Sơn

Thành phố Sầm Sơn có 8 phường: Bắc Sơn, Quảng Châu, Quảng Cư, Quảng Thọ, Quảng Tiến, Quảng Vinh, Trung Sơn, Trường Sơn và 3 xã: Quảng Đại, Quảng Hùng, Quảng Minh.

Bản đồ Thị xã Bỉm Sơn

Thị xã Bỉm Sơn có 6 phường: Ba Đình, Bắc Sơn, Đông Sơn, Lam Sơn, Ngọc Trạo, Phú Sơn và 1 xã: Quang Trung.

Bản đồ Thị xã Nghi Sơn

Thị xã Nghi Sơn có 16 phường: Bình Minh, Hải An, Hải Bình, Hải Châu, Hải Hòa, Hải Lĩnh, Hải Ninh, Hải Thanh, Hải Thượng, Mai Lâm, Nguyên Bình, Ninh Hải, Tân Dân, Tĩnh Hải, Trúc Lâm, Xuân Lâm và 15 xã: Anh Sơn, Các Sơn, Định Hải, Hải Hà, Hải Nhân, Hải Yến, Nghi Sơn, Ngọc Lĩnh, Phú Lâm, Phú Sơn, Tân Trường, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Trường Lâm, Tùng Lâm.

Bản đồ huyện Bá Thước

Huyện Bá Thước có 01 thị trấn Cành Nàng và 20 xã: Ái Thượng, Ban Công, Cổ Lũng, Điền Hạ, Điền Lư, Điền Quang, Điền Thượng, Điền Trung, Hạ Trung, Kỳ Tân, Lũng Cao, Lũng Niêm, Lương Ngoại, Lương Nội, Lương Trung, Thành Lâm, Thành Sơn, Thiết Kế, Thiết Ống, Văn Nho.

Bản đồ huyện Cẩm Thủy    

Huyện Cẩm Thủy có 01 thị trấn Phong Sơn và 16 xã: Cẩm Bình, Cẩm Châu, Cẩm Giang, Cẩm Liên, Cẩm Long, Cẩm Lương, Cẩm Ngọc, Cẩm Phú, Cẩm Quý, Cẩm Tâm, Cẩm Tân, Cẩm Thạch, Cẩm Thành, Cẩm Tú, Cẩm Vân, Cẩm Yên.

Bản đồ huyện Đông Sơn    

Huyện Đông Sơn có 01 thị trấn Rừng Thông và 13 xã: Đông Hòa, Đông Hoàng, Đông Khê, Đông Minh, Đông Nam, Đông Ninh, Đông Phú, Đông Quang, Đông Thanh, Đông Thịnh, Đông Tiến, Đông Văn, Đông Yên.

Bản đồ huyện Hà Trung    

Huyện Hà Trung có 01 thị trấn Hà Trung và 19 xã: Hà Bắc, Hà Bình, Hà Châu, Hà Đông, Hà Giang, Hà Hải, Hà Lai, Hà Lĩnh, Hà Long, Hà Ngọc, Hà Sơn, Hà Tân, Hà Thái, Hà Tiến, Hà Vinh, Hoạt Giang, Lĩnh Toại, Yên Dương, Yến Sơn.

Bản đồ huyện Hậu Lộc    

Huyện Hậu Lộc có 01 thị trấn Hậu Lộc và 22 xã: Cầu Lộc, Đa Lộc, Đại Lộc, Đồng Lộc, Hải Lộc, Hoa Lộc, Hòa Lộc, Hưng Lộc, Liên Lộc, Lộc Sơn, Minh Lộc, Mỹ Lộc, Ngư Lộc, Phong Lộc, Phú Lộc, Quang Lộc, Thành Lộc, Thuần Lộc, Tiến Lộc, Triệu Lộc, Tuy Lộc, Xuân Lộc.

Bản đồ huyện Hoằng Hóa

Huyện Hoằng Hóa có 01 thị trấn Bút Sơn và 36 xã: Hoằng Cát, Hoằng Châu, Hoằng Đạo, Hoằng Đạt, Hoằng Đông, Hoằng Đồng, Hoằng Đức, Hoằng Giang, Hoằng Hà, Hoằng Hải, Hoằng Hợp, Hoằng Kim, Hoằng Lộc, Hoằng Lưu, Hoằng Ngọc, Hoằng Phong, Hoằng Phú, Hoằng Phụ, Hoằng Phượng, Hoằng Quỳ, Hoằng Quý, Hoằng Sơn, Hoằng Tân, Hoằng Thái, Hoằng Thanh, Hoằng Thành, Hoằng Thắng, Hoằng Thịnh, Hoằng Tiến, Hoằng Trạch, Hoằng Trinh, Hoằng Trung, Hoằng Trường, Hoằng Xuân, Hoằng Xuyên, Hoằng Yến.

Bản đồ huyện Lang Chánh

Huyện Lang Chánh có 01 thị trấn Lang Chánh và 9 xã: Đồng Lương, Giao An, Giao Thiện, Lâm Phú, Tam Văn, Tân Phúc, Trí Nang, Yên Khương, Yên Thắng.

Bản đồ huyện Mường Lát

Huyện Mường Lát có 01 thị trấn Mường Lát và 7 xã: Mường Chanh, Mường Lý, Nhi Sơn, Pù Nhi, Quang Chiểu, Tam Chung, Trung Lý.

Bản đồ huyện Nga Sơn

Huyện Nga Sơn có 01 thị trấn Nga Sơn và 23 xã (trong đó có 8 xã vùng biển): Ba Đình, Nga An, Nga Bạch, Nga Điền, Nga Giáp, Nga Hải, Nga Liên, Nga Phú, Nga Phượng, Nga Tân, Nga Thạch, Nga Thái, Nga Thắng, Nga Thanh, Nga Thành, Nga Thiện, Nga Thủy, Nga Tiến, Nga Trung, Nga Trường, Nga Văn, Nga Vịnh, Nga Yên.

Bản đồ huyện Ngọc Lặc    

Huyện Ngọc Lặc có 01 thị trấn Ngọc Lặc và 20 xã: Cao Ngọc, Cao Thịnh, Đồng Thịnh, Kiên Thọ, Lam Sơn, Lộc Thịnh, Minh Sơn, Minh Tiến, Mỹ Tân, Ngọc Liên, Ngọc Sơn, Ngọc Trung, Nguyệt Ấn, Phúc Thịnh, Phùng Giáo, Phùng Minh, Quang Trung, Thạch Lập, Thúy Sơn, Vân Am.

Bản đồ huyện Như Thanh    

Huyện Như Thanh có 01 thị trấn Bến Sung và 13 xã: Cán Khê, Hải Long, Mậu Lâm, Phú Nhuận, Phượng Nghi, Thanh Kỳ, Thanh Tân, Xuân Du, Xuân Khang, Xuân Phúc, Xuân Thái, Yên Lạc, Yên Thọ.

Bản đồ huyện Như Xuân    

Huyện Như Xuân có 01 thị trấn Yên Cát và 15 xã: Bãi Trành, Bình Lương, Cát Tân, Cát Vân, Hóa Quỳ, Tân Bình, Thanh Hòa, Thanh Lâm, Thanh Phong, Thanh Quân, Thanh Sơn, Thanh Xuân, Thượng Ninh, Xuân Bình, Xuân Hòa.

Bản đồ huyện Nông Cống    

Huyện Nông Cống có 01 thị trấn Nông Cống và 28 xã: Công Chính, Công Liêm, Hoàng Giang, Hoàng Sơn, Minh Khôi, Minh Nghĩa, Tân Khang, Tân Phúc, Tân Thọ, Tế Lợi, Tế Nông, Tế Thắng, Thăng Bình, Thăng Long, Thăng Thọ, Trung Chính, Trung Thành, Trường Giang, Trường Sơn, Trường Minh, Trường Trung, Tượng Lĩnh, Tượng Sơn, Tượng Văn, Vạn Hòa, Vạn Thắng, Vạn Thiện, Yên Mỹ.

Bản đồ huyện Quan Hóa    

Huyện Quan Hóa có 01 thị trấn Hồi Xuân và 14 xã: Hiền Chung, Hiền Kiệt, Nam Động, Nam Tiến, Nam Xuân, Phú Lệ, Phú Nghiêm, Phú Sơn, Phú Thanh, Phú Xuân, Thành Sơn, Thiên Phủ, Trung Sơn, Trung Thành.

Bản đồ huyện Quan Sơn    

Huyện Quan Sơn có 01 thị trấn Sơn Lư và 11 xã: Mường Mìn, Na Mèo, Sơn Điện, Sơn Hà, Sơn Thủy, Tam Lư, Tam Thanh, Trung Hạ, Trung Thượng, Trung Tiến, Trung Xuân.

Bản đồ huyện Quảng Xương    

Huyện Quảng Xương có 01 gồm thị trấn Tân Phong và 25 xã: Quảng Bình, Quảng Chính, Quảng Định, Quảng Đức, Quảng Giao, Quảng Hải, Quảng Hòa, Quảng Hợp, Quảng Khê, Quảng Lộc, Quảng Long, Quảng Lưu, Quảng Ngọc, Quảng Nham, Quảng Ninh, Quảng Nhân, Quảng Phúc, Quảng Thạch, Quảng Thái, Quảng Trạch, Quảng Trung, Quảng Trường, Quảng Văn, Quảng Yên, Tiên Trang.

Bản đồ huyện Thạch Thành

Huyện Thạch Thành có 02 thị trấn: Kim Tân (huyện lỵ), Vân Du và 23 xã: Ngọc Trạo, Thạch Bình, Thạch Cẩm, Thạch Định, Thạch Đồng, Thạch Lâm, Thạch Long, Thạch Quảng, Thạch Sơn, Thạch Tượng, Thành An, Thành Công, Thành Hưng, Thành Long, Thành Minh, Thành Mỹ, Thành Tâm, Thành Tân, Thành Thọ, Thành Tiến, Thành Trực, Thành Vinh, Thành Yên.

Bản đồ huyện Thiệu Hóa    

Huyện Thiệu Hóa có 01 thị trấn Thiệu Hóa và 24 xã: Minh Tâm, Tân Châu, Thiệu Chính, Thiệu Công, Thiệu Duy, Thiệu Giang, Thiệu Giao, Thiệu Hòa, Thiệu Hợp, Thiệu Long, Thiệu Lý, Thiệu Ngọc, Thiệu Nguyên, Thiệu Phú, Thiệu Phúc, Thiệu Quang, Thiệu Thành, Thiệu Thịnh, Thiệu Tiến, Thiệu Toán, Thiệu Trung, Thiệu Vận, Thiệu Viên, Thiệu Vũ.

Bản đồ huyện Thọ Xuân    

Huyện Thọ Xuân có 3 thị trấn: Thọ Xuân (huyện lỵ), Lam Sơn, Sao Vàng và 27 xã: Bắc Lương, Nam Giang, Phú Xuân, Quảng Phú, Tây Hồ, Thọ Diên, Thọ Hải, Thọ Lâm, Thọ Lập, Thọ Lộc, Thọ Xương, Thuận Minh, Trường Xuân, Xuân Bái, Xuân Giang, Xuân Hòa, Xuân Hồng, Xuân Hưng, Xuân Lai, Xuân Lập, Xuân Minh, Xuân Phong, Xuân Phú, Xuân Sinh, Xuân Thiên, Xuân Tín, Xuân Trường.

Bản đồ huyện Thường Xuân

Huyện Thường Xuân có 01 thị trấn Thường Xuân và 15 xã: Bát Mọt, Luận Khê, Luận Thành, Lương Sơn, Ngọc Phụng, Tân Thành, Thọ Thanh, Vạn Xuân, Xuân Cao, Xuân Chinh, Xuân Dương, Xuân Lẹ, Xuân Lộc, Xuân Thắng, Yên Nhân.

Bản đồ huyện Triệu Sơn    

Huyện Triệu Sơn có 2 thị trấn: Triệu Sơn (huyện lỵ), Nưa và 32 xã: An Nông, Bình Sơn, Dân Lực, Dân Lý, Dân Quyền, Đồng Lợi, Đồng Thắng, Đồng Tiến, Hợp Lý, Hợp Thắng, Hợp Thành, Hợp Tiến, Khuyến Nông, Minh Sơn, Nông Trường, Thái Hòa, Thọ Bình, Thọ Cường, Thọ Dân, Thọ Ngọc, Thọ Phú, Thọ Sơn, Thọ Tân, Thọ Thế, Thọ Tiến, Thọ Vực, Tiến Nông, Triệu Thành, Vân Sơn, Xuân Lộc, Xuân Thịnh, Xuân Thọ.

Bản đồ huyện Vĩnh Lộc    

Huyện Vĩnh Lộc có 01 thị trấn Vĩnh Lộc và 12 xã: Minh Tân, Ninh Khang, Vĩnh An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hùng, Vĩnh Hưng, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Vĩnh Quang, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tiến, Vĩnh Yên.

Bản đồ huyện Yên Định    

Huyện Yên Định có 4 thị trấn: Quán Lào (huyện lỵ), Quý Lộc, Thống Nhất, Yên Lâm và 22 xã: Định Bình, Định Công, Định Hải, Định Hòa, Định Hưng, Định Liên, Định Long, Định Tân, Định Tăng, Định Thành, Định Tiến, Yên Hùng, Yên Lạc, Yên Ninh, Yên Phong, Yên Phú, Yên Tâm, Yên Thái, Yên Thịnh, Yên Thọ, Yên Trung, Yên Trường.