Tìm hiểu chi tiết bản đồ Thành Phố Thủ Đức khổ lớn năm 2022

Tìm hiểu chi tiết bản đồ Thành Phố Thủ Đức khổ lớn năm 2022 là conpect chính trong content bây giờ của form chữ yaytext com. Tham khảo content để biết chi tiết nhé.

Cập nhật mới nhất năm 2022 về bản đồ hành chính các phường ở trên địa bàn thành phố Thủ Đức chi tiết, chúng tôi Yaytext.info hi vọng bạn có thêm thông tin cần tìm về bản đồ của khu vực này.

Sơ lược về thành phố Thủ Đức

Ngày 1/1/2022, Thành phố Thủ Đức được thành lập chính thức theo Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 trên cơ sở sáp nhập 3 quận cũ là Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức. Thành phố Thử Đức được định hướng hình thành khu đô thị sáng tạo, tương tác cao để phù hợp với chủ trương chung về phát triển kinh tế số, phát huy năng lực, đổi mới, sáng tạo của TPHCM.

Sau khi thành lập, TP Thủ Đức có tổng diện tích đất tự nhiên là 211,56 km², dân số khoảng 1.013.795 người (năm 2019), mật độ dân số của thành phố đạt 4.792 người/km².

Về đơn vị hành chính, Thành phố Thủ Đức chia làm 34 đơn vị hành chính, gồm 34 phường trực thuộc: An Khánh, An Lợi Đông, An Phú, Bình Chiểu, Bình Thọ, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Hiệp Phú, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây, Linh Trung, Linh Xuân, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tam Bình, Tam Phú, Tân Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Thạnh Mỹ Lợi, Thảo Điền, Thủ Thiêm, Trường Thạnh, Trường Thọ.

Thành phố Thủ Đức nằm ở phía đông của Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:

    • Phía đông giáp thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành thuộc tỉnh Đồng Nai
    • Phía tây giáp Quận 12, quận Bình Thạnh, Quận 1 và Quận 4
    • Phía nam giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai qua sông Đồng Nai và Quận 7 qua sông Sài Gòn
    • Phía bắc giáp các thành phố Thuận An và Dĩ An thuộc tỉnh Bình Dương.

Dự kiến Thành phố Thủ Đức được chia làm 06 khu vực trọng điểm gồm:

    1. Khu Trường Thọ được xác định là “trái tim” của thành phố. Nơi đây sẽ định hình một đô thị tương lai, áp dụng những ý tưởng độc đáo và có tính cách mạng nhất về công nghệ.
    1. Khu công nghệ cao (SHTP) với định hướng trở thành trung tâm sản xuất tự động hoá, ngôi nhà của nền công nghiệp thế kỷ 21 tại Việt Nam.
    1. Khu Đại học Quốc gia TP.HCM là nơi cung cấp quần thể giáo dục – đào tạo cùng một trung tâm khởi nghiệp sáng tạo, thu hẹp khoảng cách giữa nghiên cứu và ứng dụng.
    1. Khu tài chính Thủ Thiêm với tầm nhìn trở thành trung tâm công nghệ tài chính của khu vực.
    1. Khu Rạch Chiếc được xác định là trung tâm thể thao và sức khoẻ của Đông Nam Á.
    1. Khu Tam Đa là trung tâm công nghệ sinh thái và khu đô thị có khả năng chống chịu cao.

Bản đồ Thành phố Thủ Đức khổ lớn năm 2022

Bản đồ Thành phố Thủ Đức khổ lớn phóng to năm 2022
Bản đồ Thành phố Thủ Đức khổ lớn phóng to năm 2022
 

Tìm hiểu các giai đoạn hình thành và phát triển của thành phố Thủ Đức

Giai đoạn 1997–2020: Quận Thủ Đức, Quận 2 và Quận 9

Ngày 6 tháng 1 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 03-CP. Theo đó, giải thể huyện Thủ Đức để thành lập 3 quận mới là quận Thủ Đức, Quận 2 và Quận 9.

Quận Thủ Đức được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn Thủ Đức và 7 xã: Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Đông, Linh Trung, Linh Xuân, Tam Bình, Tam Phú; một phần diện tích và dân số của 3 xã: Hiệp Phú, Phước Long, Tân Phú. Sau khi thành lập, quận Thủ Đức có 4.726,5 ha diện tích tự nhiên và 163.394 người, gồm 12 phường trực thuộc.

Quận 2 được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của 5 xã: An Khánh, An Phú, Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi và Thủ Thiêm. Sau khi thành lập, Quận 2 có 5.020 ha diện tích tự nhiên và 86.027 người, gồm 11 phường trực thuộc.

Quận 9 được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của 7 xã: Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Tăng Nhơn Phú, Long Phước, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình; phần diện tích và dân số còn lại của 3 xã: Hiệp Phú, Phước Long, Tân Phú. Sau khi thành lập, Quận 9 có 11.362 ha diện tích tự nhiên và 126.220 người, gồm 13 phường trực thuộc.

Giai đoạn đến năm 2019

+ Quận Thủ Đức có 47,80 km² diện tích tự nhiên và 532.377 người, gồm 12 phường: Bình Chiểu, Bình Thọ, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây, Linh Trung, Linh Xuân, Tam Bình, Tam Phú, Trường Thọ.

+ Quận 2 có 49,79 km² diện tích tự nhiên và 171.311 người, gồm 11 phường: An Khánh, An Lợi Đông, An Phú, Bình An, Bình Khánh, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi, Thảo Điền, Thủ Thiêm.

+ Quận 9 có 113,97 km² diện tích tự nhiên và 310.107 người, gồm 13 phường: Hiệp Phú, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tân Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Trường Thạnh.

Giai đoạn từ năm 2022 đến nay của Thành phố Thủ Đức

Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2022). Theo đó:

+ Thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức

+ Sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của phường An Khánh vào phường Thủ Thiêm

+ Thành lập phường An Khánh (mới) trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của hai phường Bình An và Bình Khánh.

+ Sau khi thành lập, thành phố Thủ Đức có 211,56 km² diện tích tự nhiên và 1.013.795 người, gồm 34 phường trực thuộc.

Quá trình hình thành thành phố Thủ Đức

Ngày 14 tháng 8 năm 2020, Văn phòng Chính phủ ban hành thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đồng ý thực hiện chủ trương thành lập thành phố Thủ Đức.

Ngày 10 tháng 11 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã có Văn bản số 1568/TTg-CN về việc công nhận kết quả rà soát, đánh giá khu vực dự kiến thành lập thành phố Thủ Đức là đô thị loại I trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Đô thị sáng tạo tương tác cao

Năm 2018, thành phố đã tổ chức cuộc thi tuyển quốc tế “Ý tưởng quy hoạch phát triển Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh”, thu hút nhiều chuyên gia quốc tế tham dự. Ngày 23 tháng 11 năm 2019, UBND TP.HCM đã trao giải nhất cho đề án của liên danh hai công ty Sasaki – enCity đến từ Mỹ và Singapore.

Theo ý tưởng quy hoạch của đội Sasaki – enCity thì khu đô thị thành phố Thủ Đức sẽ bao gồm 6 trọng điểm sáng tạo, cụ thể:

+ Khu công nghệ cao (SHTP) với định hướng trở thành trung tâm sản xuất tự động hóa, ngôi nhà của nền công nghiệp thế kỷ 21 tại Việt Nam

+ Khu Đại học Quốc gia TP.HCM: trong đó Đại học Quốc gia TP.HCM cung cấp một quần thể giáo dục đào tạo trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về ngành công nghệ thông tin, cùng với một trung tâm khởi nghiệp sáng tạo, từ đó mở rộng khả năng hợp tác liên ngành trong nghiên cứu, thu hẹp khoảng cách giữa nghiên cứu và ứng dụng.

+ Khu tài chính Thủ Thiêm với tầm nhìn trở thành trung tâm công nghệ tài chính của khu vực: hạ tầng giao thông sẽ ưu tiên người đi bộ và tàu điện ngầm kết nối tất cả các khu vực quan trọng; lối đi ở bờ sông và sân các nhà thờ kết nối đường phố, thông suốt cho các hoạt động nghệ thuật, văn hóa, mua sắm.

+ Rạch Chiếc – trung tâm thể thao và sức khỏe của Đông Nam Á: sẽ hình thành khu sản xuất đồ thể thao, các trung tâm sáng tạo, chăm sóc sức khỏe và kiến tạo một không gian rộng lớn xung quanh sân vận động để hội tụ; nhắm tới việc khai thác xu hướng ngày càng phổ biến của lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và kinh doanh thể thao tại Đông Nam Á

+ Khu Tam Đa – trung tâm công nghệ sinh thái và khu đô thị có khả năng chống chịu cao: là trung tâm sáng tạo trong thiết kế và vận hành công nghệ sinh thái, cũng như thúc đẩy du lịch sinh thái; những khu vườn mưa, khu trường đại học, các trục chính phát triển và khu vực ven biển ngập mặn tạo môi trường phù hợp cho đổi mới nông nghiệp cũng như du lịch sinh thái.

+ Khu Trường Thọ – nơi định hình như một đô thị tương lai: áp dụng những ý tưởng độc đáo và có tính cách mạng nhất về công nghệ, với tầm nhìn trở thành một mô hình cho sự tích hợp công nghệ vào đời sống thường nhật và phòng trưng bày đô thị của tương lai; được cải tạo từ khu cảng hiện hữu với hệ thống không gian mở có nhiều chức năng đa dạng; tại đây cũng sử dụng vành đai giao thông khép kín để kết nối các khu vực khác nhau, dễ tiếp cận đến từng ngóc ngách, ưu tiên người đi bộ.