Review cách sửa lỗi Automatic Repair trên Windows 10 dễ nhất

Review cách sửa lỗi Automatic Repair trên Windows 10 dễ nhất là ý tưởng trong content hôm nay của YayText. Theo dõi nội dung để biết chi tiết nhé. Lỗi Automatic Repair trong Windows 10 là một trong những lỗi được đánh giá là gây bực mình nhất. Việc lặp lại tự động sửa chữa không thực sự là sửa chữa. Nhiều khi nó khiến thiết bị của bạn xảy ra nhiều lỗi khác. Ví dụ như lỗi lặp lại khởi động, làm gián đoạn cũng như ảnh hưởng đến quá trình làm việc.

Gặp phải lỗi Automatic Repair Win 10 chúng ta cần nhanh chóng giải quyết. Dưới đây chúng tôi đưa ra lý giải tại sao tình trạng lỗi diễn ra? Các bước khắc phục lỗi nhanh chóng như thế nào? Đừng bỏ qua thông tin hữu ích này bạn nhé.

cach-sua-loi-automatic-repair

Tại sao xảy ra tình trạng lỗi Automatic Repair trong Windows 10?

Nhiều người dùng gửi đến thắc mắc “Tại sao xảy ra tình trạng lỗi Automatic Repair trong Windows 10?”. Nguyên nhân nào khiến máy tính của tôi gặp phải lỗi khó chịu này? Tất cả đều được giải đáp sau đây, mời cả nhà cùng tham khảo.

Nguyên nhân lỗi Automatic Repair trong Windows 10

  • Thiết bị không được tắt Windows đúng cách: do cắt điện, hết pin đột ngột (laptop)…
  • Công cụ Automatic Repair không hoạt động dẫn đến lỗi Automatic Repair trên Windows 8, 8.1, 10.
  • Chế độ Windows Registry gặp vấn đề.
  • Các tập tin của hệ thống bị thiếu hoặc hỏng.
  • Lỗ phần cứng trên thiết bị.

Nhận biết lỗi Automatic Repair Win 10

Lỗi Automatic Repair trên Windows 8, 8.1, 10 khiến cho vòng lặp sửa chữa khởi động bị kẹt. Lúc này trên màn hình chúng ta thấy tình trạng khác nhau:

  • Màn hình đen kèm thông báo lỗi “Diagnosing your PC” hay thông báo “Preparing Automatic Repair”.
  • Màn hình hiển thị màu xanh với thông báo “Automatic repair couldn’t repair your PC” hay “Your PC did not start correctly”.
  • Màn hình hiển thị đen.

Sau đó dù bạn có chọn cách Khởi động lại thiết bị cũng không thể thoát ra được.

Hướng dẫn cách sửa Automatic Repair Win 10

Khi gặp phải lỗi Automatic Repair trong Windows 10 nhiều người lúng túng và đau đầu tìm cách sửa chữa. Bạn đừng bỏ qua những cách dưới đây nhé. Nếu như tham khảo nhưng có bước nào không hiểu thì để lại ngay bình luận bên dưới bài viết để được hỗ trợ.

Khởi động lại máy tính

Đôi khi hệ thống máy tính bị xung đột nên dẫn đến tình trạng lỗi lặp Automatic Repair! Lúc này, cách đơn giản nhất là bạn thử Reset máy lại xem có khắc phục được không? Nếu không thì hãy xem qua những cách sau nữa.

  • Đầu tiên, khi máy không thể khởi động được, bạn hãy thử nhấn F8 hoặc F11 nhiều lần để vào chế độ Windows Boot Manager.
  • Tiếp theo, chọn Start Windows Normally => Đợi xem hệ thống có khởi động được không? Vẫn không khắc phục được thì xem tiếp cách sau.

Sửa lỗi Automatic Repair trên Windows 8, 8.1, 10 dùng Command Prompt

Thực hiện một số lệnh trong Command Prompt là cách hiệu quả để sửa lỗi Automatic Repair:

  • Bước 1: Mở màn hình máy tính hiển thị lỗi => Bạn chọn Repair your computer (hoặc chọn See advanced repair options).
  • Bước 2: Trên cửa sổ hiển trị chọn Troubleshoot => Tìm chọn Advanced Options.
  • Bước 3: Tìm chọn Command Prompt => Trên màn hình hiển thị hộp thoại, nhập lệnh exe / RebuildBcd => Nhấn Enter.
  • Bước 4: Sau đó, tiếp tục gõ lệnh exe / Fixmbr => Nhấn Enter.
  • Bước 5: Tiếp tục nhập lệnh vào cửa sổ exe / Fixboot => Nhấn Enter.
  • Bước 6: Tiếp tục gõ exit => Nhấn Enter..

Cuối cùng chúng ta cần khởi động lại thiết bị để lưu thay đổi. Sau đó kiểm tra lỗi đã được sửa chưa nhé.

Sửa lỗi Automatic Repair trong Windows 10 qua Windows Registry

Sửa lỗi lỗi Automatic Repair trong Windows 10 qua Windows Registry bằng các bước:

  • Bước 1: Mở màn hình máy tính => Tại mục Windows Boot Options.
  • Bước 2: Bạn chọn Troubleshoot => Tìm chọn Advanced Options.
  • Bước 3: Tìm chọn Command Prompt => Trên màn hình hiển thị hộp thoại, nhập lệnh cd C: \ windows \ system32 \ logfiles \ srt \ => Nhấn Enter.
  • Bước 4: Mở file bằng notepad qua nhấn kí tự txt => Nhấn tổ hợp phím Ctrl + O.
  • Bước 5: Sau đó, chọn tất cả file & điều hướng đến C: \ windows \ system32 => Tiếp tục, chọn chuột phải vào Cmd, trên cửa sổ hiển thị chọn Run as administrator.
  • Bước 6: Gõ dòng lệnh vào cửa sổ hiện ra cd C: \ windows \ system32 \ config => Nhấn Enter
  • Bước 7: Đổi tên các phần mềm, file mặc định, hệ thống và bảo mật thành đuôi .bak để sau lưu =>Tiếp tục nhấn đoạn lệnh dưới đây, sau đó chọn nhấn Enter:

rename DEFAULT DEFAULT.back rename SAM SAM.bak

rename SECURITY SECURITY.bak 

rename SOFTWARE SOFTWARE.bak 

rename SYSTEM SYSTEM.bak

  • Bước 7: Tiếp tục chọn nhập dòng lệnh copyc: \ windows \ system32 \ config \ RegBack c: \ windows \ system32 \ config => Sau đó chọn nhấn Enter:

Sau khi hoàn thành 7 bước trên bạn cần khởi động lại máy tính/ laptop. Kiểm tra lỗi Automatic Repair đã được sửa chưa nhé.

Vô hiệu hóa tính năng Automatic Repair để sửa lỗi

Bạn có thể chọn cách vô hiệu hóa tính năng Automatic Repair để sửa lỗi. Các bước thực hiện bao gồm:

  • Bước 1: Mở màn hình máy tính => Tìm menu Windows Boot Options.
  • Bước 2: Trên cửa sổ hiển trị chọn Troubleshoot => Tìm chọn Advanced Options.
  • Bước 3: Mở Command Prompt và nhập lệnh bcdedit / set {default} recoveryenabled No lên cửa sổ hiển thị => Chọn Enter.
  • Bước 4: Khởi động lại thiết bị và kiểm tra lỗi.

Trường hợp muốn khởi động lại tính năng Automatic Repair hãy nhập lệnh bcdedit / set {default} recoveryenabled Ýe lên cửa sổ hiển thị => Chọn Enter.

Cài lại Windows Mới

Nếu bạn thực hiện hết tất cả các bước trên mà không thể khắc phục được lỗi thì cách tối ưu nhất là bạn phải cài lại Windows mới để sửa lỗi. Đây cũng là cách tốt nhất để tối ưu lại máy, giúp máy tính hoạt động tốt hơn, nhẹ và mượt hơn.

Nếu gặp lỗi Automatic Repair trong Windows 10 hãy xử lý bằng 4 cách trên đây. Trong trường hợp bạn thực hiện không hiệu quả hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Chúc bạn thành công.