Chia sẻ David Warren – Vị “cha đẻ” phát minh hộp đen máy bay

Chia sẻ David Warren – Vị “cha đẻ” phát minh hộp đen máy bay được Google tôn vinh là ý tưởng chính trong content bây giờ của form chữ Yaytext. Đọc bài viết để biết đầy đủ nhé.

David Warren là người phát minh ra dữ liệu chuyến bay và ghi âm giọng nói trong buồng lái. Đây được xem là một thành quả rất lớn không chỉ với hàng không mà đối với toàn nhân loại. Chính vì thế tên tuổi của ông đã được ghi danh trên trang chủ Google Doodle. 

David Warren là một nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hàng không ở Melbourne
David Warren là một nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hàng không ở Melbourne. Ông đang ở bên sản phẩm được coi là quan trọng nhất đối với tàu bay.
 

Tiểu sử của David Warren?

Bạn đã từng nghe nói đến hộp đen máy bay không ít lần nhưng có bao giờ tự hỏi người phát minh ra nó là ai chưa? Câu trả lời đó chính là tiến sĩ, nhà phát minh David Warren – Cha đẻ của “hộp đen”, đây là thiết bị hầu như không thể phá hủy đã giúp cứu sống vô số du khách trên toàn cầu.

David Warren (1925-2010) có tên đầy đủ là David Ronald de Mey Warren AO. Ông sinh (1925-2010)ngày 20 tháng 3 năm 1925 tạo một hòn đảo nhỏ ở phía Đông Bắc của nước Úc.

Xuất phát điểm là một người rất bình thường và có một cuộc sống rất yên bình tại hòn đảo hẻo lánh ấy. Tuy nhiên cuộc đời của ông nhanh chóng rẽ hướng ngay thời điểm bố của ông bị mất trong vụ va chạm máy bay. Vụ va chạm vào năm 1934 hoàn toàn bí ẩn và không một ai có thể hiểu được nguyên nhân.

Thời điểm đó, ông chỉ mới có 11 tuổi và ông cũng đã nhận thức được sự mất mát của người cha như thế nào. Có lẽ món quà cuối cùng bố ông để lại là một bộ radio làm bằng pha lê đã là động lực giúp ông yêu thích nghề chế tạo hơn.

Hành trình sự nghiệp của David Warren

Ông là đứa trẻ châu Âu đầu tiên được sinh ra trên Groote Eylandt, để có được nền giáo dục tốt, David đã được “gửi về phía nam” khi mới 4 tuổi để theo các bậc học phổ thông trong các trường nội trú (chủ yếu là Launceston Grammar và Trinity Grammar, Sydney).

Năm 1934, cha của David bị chết trong một trong những thảm họa hàng không sớm nhất của Úc, vụ mất tích của Miss Hobart ở eo biển Bass. Món quà cuối cùng ông dành cho David là một bộ pha lê. David nhận thấy anh có thể nghe bộ phim sau khi tắt đèn trong ký túc xá của trường và bắt đầu quan tâm đến thiết bị điện tử.

Radio ban đầu với David Warren chỉ là thú vui nghiên cứu khi nhàn rỗi.
Radio ban đầu với David Warren chỉ là thú vui nghiên cứu khi nhàn rỗi.
 

Ông bắt đầu chế tạo radio như một thú vui của một cậu học sinh và đăng ký tham gia kỳ kiểm tra công khai để trở thành “ham radio” trẻ tuổi nhất của Úc. Khi lệnh cấm phát thanh nghiệp dư đột ngột trong thời chiến làm thui chột hy vọng của David, ông chuyển sang hóa học như một sở thích và cuối cùng là một nghề cả đời. Tuy nhiên, kiến thức về điện tử thời học sinh của anh ấy đã giúp Dave đứng vững trong nhiều năm sau, khi ông quyết định thiết kế và chế tạo máy ghi dữ liệu chuyến bay đầu tiên trên thế giới, hiện được biết đến rộng rãi với cái tên “hộp đen”.

Khi lớn lên, ông đã biết chế tạo ra những chiếc đài để bán cho bạn bè nhưng những loại radio tự sáng tạo ở thời điểm này không lâu sau bị cấm. Ông lại tiếp tục không bỏ cuộc và chuyển sang hóa học.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Sydney, ông đã nhận được bằng xuất sắc. Ngoài ra ông còn lấy bằng giáo dục từ ĐH Melbourne. Tại trường ĐH Hoàng Gia London của nước Anh, ông còn được nhận bằng tiến sĩ về nhiên liệu và nghiên cứu năng lượng.

Với những kết quả miệt mài học tập, ông đã trở về quê hương nước Úc để lập nghiệp. Chặng đường 31 năm xây dựng nghề nghiệp của ông thật đáng để người khác phải khâm phục. Ông đã làm việc tại phòng thí nghiệm Nghiên cứu hàng không của Khối thịnh vượng chung ở Melbourne.

David Warren cùng với "hộp đen" khi mới được phát minh.
David Warren cùng với “hộp đen” khi mới được phát minh.
 

Quá trình chế tạo ra hộp đen máy bay của David Warren

Năm 1953 có một vụ máy bay thương mại gặp nạn và ông là người được ARL giao nhiệm vụ điều tra nguyên nhân. Ông vô tình đã phát hiện ra thiết bị ghi âm dành cho doanh nhân có thiết kế hình chiếc túi nhỏ tại một triển lãm thương mại. Từ đây, ông cảm thấy có hứng thú với việc điều tra nguyên nhân chiếc máy bay bị gặp nạn như thế nào?

Ông đã có suy nghĩ về một thiết bị có thể ghi âm trong buồng lại và có khả năng cung cấp toàn bộ thông tin về việc máy bay bị tai nạn. Có thể hỗ trợ tốt cho việc tìm kiếm và điều tra khi máy bay nào đó đang di chuyển và có vấn đề không thể lường trước được.

Mặc dù thời điểm năm 1954 ông có viết một bài báo với chủ đề “Thiết bị hỗ trợ điều tra các vụ tai nạn máy bay”. Nhưng tất cả mọi người vẫn còn hoài nghi về thiết bị này và chưa thực sự tin tưởng ông.

Ông rất tâm huyết với thiết bị này cho nên sau 3 năm tiến sĩ Warren đã tự một mình phát triển và chế tạo máy ghi dữ liệu. Warren có đặt tên cho thiết bị này là đơn vị bộ nhớ chuyến bay ARL. Sự chú ý lớn nhất của hộp đen thời điểm đầu không phải là màu đen mà được ông sơn màu đỏ. Tuy nhiên đến năm 1985 thiết bị của tiến sĩ Warren không được công nhận.

Có lẽ sự quyết tâm của ông đã nhận được khởi sắc khi ông may mắn gặp được Robert Hardingham. Robert Hardingham là thư ký của Ban đăng ký Hàng không Anh ngay tại phòng thí nghiệm của mình.

Người thư ký này có rất nhiều hứng thú với thiết bị của tiến sĩ cho nên đã chở ông và thiết bị đến Anh. Việc phát minh ra hộp đen tưởng chừng như ông sẽ nhận được một khoản tiền lớn, nhưng không, khoản thù lao duy nhất ông Warren nhận được đó chính là một chuyến bay.

Khi nào tiến sĩ Warren được công nhận là người phát minh ra hộp đen?

Thiết bị hộp đen của ông Warren được sử dụng nhiều từ thời điểm 1960 sau vụ tai nạn máy bay Fokker Friendship tại Mackay. Úc đã trở thành đất nước đầu tiên bắt buộc sử dụng thiết bị ghi âm giọng nói trong buồng lái.

Sau đó rất nhiều nước cũng đã sử dụng hộp đen để điều tra các vụ tai nạn máy bay. Phát minh của ông David Warren được xem là một đột phá lớn, mang đến sự cải tiến mới trong hãng hàng không.

Ông tiếp tục làm việc tại Úc và nhận được rất nhiều danh hiệu trong các phát minh lớn nhỏ khác. Và đến năm 1983 ông nghỉ hưu nhưng vẫn tiếp tục miệt mài phát minh thêm nhiều thiết bị điện tử khác.

Việc phát minh hộp đen sau 50 năm ông vẫn không được công nhận là người phát minh. Đến năm 1999 ông được trao tặng Huân chương Năng lượng của Viện Năng lượng Úc.

Tiến sĩ David Warren đã ra đi tại Brighton, ngoại ô Melbourne, nước Úc vào tháng 7 năm 2010. Ông hưởng thọ 85 tuổi.

Ngày nay khi công nghệ hiện đại hơn hộp đen cũng được nâng cấp và sử dụng rộng rãi tại tất cả các nước. Tiến sĩ David Warren với sự nỗ lực của mình đã có cống hiến không hề nhỏ cho hàng không Thế giới. Sự vinh danh ông mặc dù muộn nhưng tất cả mọi người trên Thế Giới đều công nhận cống hiến vĩ đại của ông.

David Warren: Người được Google Doodle tôn vinh

Trong giới thiệu về Doodle ngày 20.3 nhân kỷ niệm 96 năm ngày sinh của Tiến sĩ Warren, Google cho biết, ông phải đối mặt với sự hoài nghi ban đầu khi chế tạo “hộp đen”. Dù vậy, Tiến sĩ Warren đã tự mình phát triển một nguyên mẫu thử nghiệm, tạo ra “hộp đen” đầu tiên trên thế giới. Điểm đáng chú ý là mẫu “hộp đen” đầu tiên do David Warren chế tạo được sơn màu đỏ.

Thiết bị thô sơ do David Warren thiết kế trở thành thiết bị đầu tiên có khả năng lưu trữ âm thanh kết hợp với dữ liệu của thiết bị bay, một bước đột phá lớn trong công nghệ hàng không, theo Google.

Ngày nay, phát minh hiện đại tương đương nguyên mẫu của Tiến sĩ David Warren là thiết bị bắt buộc trong buồng lái trên toàn thế giới, đóng vai trò không thể thiếu trong việc cải tiến không ngừng các tiêu chuẩn an toàn hàng không, Google nhấn mạnh.

Google Doodle ngày 20.3 mang thông điệp cảm ơn sự cống hiến quên mình của Tiến sĩ David Warren để việc đi lại bằng máy bay trở nên an toàn hơn cho mọi người ở khắp mọi nơi.

Google Doodle kỷ niệm 96 năm ngày sinh của David Warren có phạm vi tiếp cận người dùng Google ở khắp Australia, New Zealand, Việt Nam và Thái Lan.

Kể từ thời điểm phát minh của David Warren, máy ghi chuyến bay hộp đen, đã được sử dụng rộng rãi như một phương tiện để điều tra các vụ tai nạn và ngăn chặn chúng tái diễn. Hộp đen ghi lại chuyến bay đã chứng tỏ bản thân nhiều hơn với những đóng góp đáng kể vào sự an toàn của các hãng hàng không quốc tế.