Tìm hiểu chi tiết điểm cực bắc của nước ta thuộc tỉnh nào ? là ý tưởng chính trong bài viết hôm nay của font chữ đẹp yaytext com. Tham khảo content để biết chi tiết nhé.
Điểm cực bắc của nước ta thuộc tỉnh nào là một trong những thông tin đặc biệt quan trọng liên quan đến chủ quyền dân tộc mà bất cứ ai cũng nên tìm hiểu. Vì vậy, hãy cùng đội ngũ Yaytext khám phá ngay về điểm cực bắc của Việt Nam dưới đây!
Tọa độ chính xác điểm cực bắc ở Việt Nam
Việt Nam hiện nay được xác định có tất cả 6 điểm cực bao gồm điểm cực bắc, cực nam, cực đông, cực tây và 2 điểm cực trên biển. Trong đó, điểm cực bắc Việt Nam hiện nay được đánh dấu tại cột cờ Lũng Cú thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Cột cờ Lũng Cú có độ cao khoảng 1.470m so với mực nước biển và đặt ở điểm vọng cảnh nhìn thấy điểm cực bắc nước ta, cách điểm cực bắc khoảng 3.3km theo đường thẳng.
Điểm cực bắc của nước ta có tọa độ xa nhất về phía bắc trên lãnh thổ với tọa độ chính xác là 23,392505°B – 105,32324°Đ tức là nằm ở tọa độ 23°23′33″B – 105°19′23,7″Đ. Điểm cực này có vị trí giáp với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.
Tìm hiểu về biểu tượng cột cờ Lũng Cú
Được biết đến là điểm dấu mốc đại diện cho điểm cực Bắc của nước ta, cộ cờ Lũng Cú hay còn được biết đến là đỉnh núi Rồng (Long Sơn). Ngọn núi này đã gắn với rất nhiều truyền thuyết từ xa xưa. Nếu dịch theo cách gọi của người H’Mông tại đây, đỉnh núi này được gọi là nơi rồng cư ngụ.
Từ trên đỉnh núi nhìn xuống, ta sẽ thấy 2 ao nước xung quanh núi không cạn nước và còn được gọi là mắt rồng. Đây cũng chính là nguồn nước cho người dân nơi đây sử dụng. Cột cờ được xây dựng lần đầu tiên từ thời Lý Thường Kiệt và chỉ được làm bằng cây sa mộc. Sau này cột cờ đã được xây dựng lại vào năm 1887 từ thời Pháp thuộc.
Trên đỉnh của cột cờ Lũng Cú là lá cờ lớn với diện tích 54m2, cột cờ cao 12,9m. Nhìn từ dưới lên, cột cờ Lũng Cú cao lừng lững với lá cờ đỏ sao vàng phấp phới trong gió.
Điểm cực bắc của nước ta thuộc tỉnh nào?
Như đã đề cập trước đó, điểm cực Bắc của nước ta thuộc tỉnh Hà Giang, một tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc Bộ. Vị trí địa lý cụ thể là:
-
- Phía Đông giáp với tỉnh Cao Bằng.
-
- Phía Tây giáp với các tỉnh Lào Cai và Yên Bái
-
- Phía Nam giáp với tỉnh Tuyên Quang.
-
- Phía Bắc giáp với địa phận Trung Quốc tại châu tự trị dân tộc Choang và Miêu Văn Sơn trực thuộc tỉnh Vân Nam và cấp thị Bách Sắc thuộc vào khu vực tự trị của dân tộc Choang tại Quảng Tây, Trung Quốc.
Thành phố Hà Giang cách thủ đô Hà Nội khoảng 320 km về phía Bắc. Hiện nay tỉnh Hà Giang có 11 đơn vị hành chính với 1 đơn vị cấp thành phố, 10 đơn vị cấp huyện. Trong đó, đa phần là người dân tộc mông.
Địa hình tỉnh Hà Giang được đánh giá là tương đối phức tạp với núi đá cao, hệ thống sông suối dày đặc. Vì vậy, có những cung đường tại Hà Giang được điển hình với dạng trên dựa vào núi, dưới là sông sâu vô cùng nguy hiểm.
Địa hình của tình này được chia là 3 vùng là núi cao có độ dốc lớn, vùng thung lũng và vùng sông suối. Với địa hình cao nên địa phận tỉnh Hà Giang có khí hậu mang sắc thái ôn đới, khí hậu ôn hòa quanh năm.
Các điểm cực khác tại Việt Nam
Khi đã biết được điểm cực bắc của nước ta thuộc tỉnh nào, bạn cũng nên tìm hiểu thêm những thông tin về các điểm cực còn lại của nước ta. Từ đó nắm vững được những kiến thức liên quan đến toàn vẹn lãnh thổ, khẳng định chủ quyền trên đất liền và biển đảo.
Cụ thể, nước ta hiện nay có 4 điểm cực trên đất liền, bên cạnh điểm cực Bắc đã tìm hiểu thì còn ba điểm cực tại phía Đông, Tây và Nam.
-
- Điểm cực Đông của nước ta nằm ở điểm cực Mũi Đôi thuộc bán đảo Hòn Gốm của xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Đây vẫn được tính là điểm cực trên đất liền với tọa độ là 109°27’55”Đ – 12°38′54,2″B, tiếp giáp trực tiếp với biến Đông.
-
- Điểm cực Tây của nước ta thuộc khu vực A Pa Chải – Tá Miếu thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Điểm cực này có tọa độ chính xác thuộc tọa độ giáp với biên giới Lào và Trung Quốc.
-
- Điểm cực Nam của nước ta thuộc địa phận Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau hay còn được biết đến với cách gọi thân thương là Mũi Cà Mau. Điểm cực này có tọa độ chính xác thuộc 104°49′52,6″Đ – 8°33′44,8″B.
Bên cạnh 3 điểm cực này, lãnh thổ Việt Nam còn xác định 2 điểm cực trên biển:
-
- Điểm cực Đông trên biển thuộc ngọn hải đăng Tiên Nữ trong quần đảo Hoàng Sa thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa với tọa độ 8°52′16,1″ B – 114°40′50,8″ Đ.
-
- Điểm cực Nam trên biển của Việt Nam thuộc Hòn Đá Lè trong địa phận quần đảo Hòn Khoai của tỉnh Cà Mau với tọa độ 8°22′51,1″ B – 104°52′43,4″.
Một số câu hỏi thường gặp?
Điểm cực Đông của nước ta thuộc tỉnh nào? Điểm Cực Đông ở Mũi Đôi, Khánh Hòa. Điểm đón ánh mặt trời đầu tiên trên phần lãnh thổ đất liền Việt Nam được xác định là Mũi Đôi, Khánh Hòa.
Điểm cực Tây của nước ta thuộc tỉnh nào? Điểm Cực Tây ở A Pa Chải, Điện Biên. Được biết A Pa Chải là nơi có cột mốc biên giới giữa 3 nước: Việt Nam – Lào – Trung Quốc. Với dân phượt, cột mốc ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Trung Quốc còn được gọi là cột mốc số 0 hay là cột mốc không số.
Điểm cực Nam của nước ta thuộc tỉnh nào? Điểm Cực Nam ở Mũi Cà Mau, Cà Mau. Điểm cực Nam của Tổ quốc nằm tại xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 110 km.
Điểm cực Bắc của nước ta thuộc tỉnh nào? Điểm Cực Bắc ở Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang. Đây là điểm được check-in nhiều nhất với du khách khi khám phá Cực Bắc Tổ quốc chính là cột cờ Lũng Cú thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Hy vọng qua những chia sẻ này, bạn đọc đã biết được điểm cực bắc của nước ta thuộc tỉnh nào. Đồng thời có thêm những thông tin hữu ích về điểm cực này và các điểm cực khác trên địa phận Việt Nam.