Tìm hiểu về Shark Vương là ai? Xem tiểu sử Trần Anh Vương

Tìm hiểu về Shark Vương là ai? Xem tiểu sử Trần Anh Vương là ý tưởng chính trong bài viết hiện tại của kiểu chữ đẹp yay text. Đọc bài viết để biết chi tiết nhé.

Shark Vương là người dẫn lối cho các startup, người có công đưa Shark Tank về Việt Nam, đồng thời cũng là một trong bốn nhà đầu tư chính tham gia đầu tư cho các startup. Tên thật là Trần Anh Vương – cậu học trò nghèo chuyên toán, sau khi tốt nghiệp đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã từng bước tìm thấy chỗ đứng cho mình trên thương trường từ khá sớm.

Shark Vương là một trong bốn giám khảo, nhà đầu tư tại chương trình Shark Tank mùa một
Shark Vương là một trong bốn giám khảo, nhà đầu tư tại chương trình Shark Tank mùa một
 

1. Thông tin tiểu sử Shark Vương (Cập nhật năm 2022)

Tên thật: Trần Anh Vương Ngày sinh: 15/06/1972 (50 tuổi)
Biệt danh: Shark Vương Hồ sơ Wikipedia: Đang cập nhật
Nghề nghiệp: Tổng giám đốc Công ty CP SAM HOLDINGS Nguyên quán: Đông Quang, Đông Hưng, Thái Bình
Tài sản: Đang cập nhật Cung hoàng đạo: Cung Song Tử
Trình độ: Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh Gia đình: Đang cập nhật
 

Chức vụ: 

 

    • Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư BVG

 

    • Thành viên Hội đồng quản trị CTCP Nhựa Đồng Nai (NDP)

 

    • Thành viên Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dược Việt Nam (DVN)

 

 

Trang cá nhân: Shark Vương

Soi tướng mạo phú quý của Shark Trần Anh Vương 

Tương tự với Shark Phú, Shark Trần Anh Vương cũng may mắn sở hữu tướng mặt chữ điền, khuôn cằm chẻ và chiếc mũi với đầu mũi to, những nét tướng mạo được cho là của những người thành đạt, phú quý và quân tử.

Nhưng ngoài những nét tướng số “ăn nên làm ra” trên, Shark Trần Anh Vương còn có một vầng trán khá vuông vức. Theo tướng mệnh, đàn ông nam giới có vầng trán vuông thường là người có ý chí kiên định, phấn đấu không mệt mỏi, trong công việc họ rất thận trọng và có chí tiến thủ nên thường đạt, thành công. Đa số người trán vuông có xu hướng làm thương nhân.

Có lẽ bây giờ chúng ta đã phần nào hiểu được vì sao anh lại thành đạt và trở thành người cầm cương cho một trong những tập đoàn bất động sản tên tuổi như thế nhỉ.

2. Shark Vương là ai?

Shark Vương tên đầy đủ là Trần Anh Vương sinh ngày 15/06/1972 (50 tuổi) tại xã Đông Quang, Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Ông được biết đến Đồng sáng lập Hệ sinh thái khởi nghiệp EMI, hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư PVG, thành viên của Công ty CP Nhựa Đồng Nai (NDP) và Tổng công ty Dược Việt Nam (DVN).

Ông là mẫu của một con người giàu tài năng, ý chí và luôn nỗ lực không ngừng trên con đường xây dựng sự nghiệp. Ông tham gia thương trường trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như: Đầu tư tài chính, bất động sản nhà ở – cho thuê, bất động sản du lịch, vui chơi giải trí, dây và cáp viễn thông, Nông – lâm nghiệp,…

Ông được khán giả truyền hình biết đến thông qua chương trình Thương vụ bạc tỷ (Shark Tank Việt Nam) mùa 1 năm 2017 với tên gọi “Shark Vương”. Ông tham gia với vai trò là nhà đầu tư chính cho các startup của chương trình, ông cũng là người có công đưa Shark Tank về Việt Nam.

Tuy nhiên, sau sự thành công của Shark Tank Việt nam mùa 1, khi vừa chuẩn bị bước sang mùa thứ 2, Shark Vương không còn đóng vai trò là nhà đầu tư nữa mà rút lui về hậu trường với vai trò ban tổ chức.

Shark Vương và Shark Tank Việt Nam

Shark Vương là người đã có công mang chương trình Thương vụ bạc tỷ về Việt Nam, ông là một trong những nhà đầu tư rất nhiều tâm huyết. Cụ thể điểm danh 10 startup được vị cá mập này đầu tư trong chương trình:

    • Transfrom Studio – Đầu tư với vốn 3.1 tỷ đồng cho 51 % cổ phần cùng Shark Linh
    • Dấm Thủy Tâm – Đầu tư với vốn 4 tỷ đồng cho 36% cổ phần cùng Shark Phú
    • FarmTech – Đầu tư với vốn 4.4 tỷ đồng cho 44% cổ phần cùng Shark Hưng
    • Emwear – Đầu tư 2 tỷ đồng cho 25% cổ phần
    • Vườn rau nhà mình – Đầu tư với vốn 2.5 tỷ đồng cho 51% cổ phần cùng Shark Linh
    • Power Rings – Đầu tư với vốn 11 tỷ đồng lấy 5 USD trên mỗi sản phẩm bán được
    • Volunteer For Education – Đầu tư với vốn 2.7 tỷ đồng cho 36% cổ phần cùng Shark Phú và Shark Thủy
    • SuperShip – Đầu tư với vốn 3 tỷ đồng cho 20% cổ phần
    • Xe lăn đa năng – Đầu tư với vốn 1 tỷ đồng cho 36% cổ phần với Shark Hưng và Shark Thủy
    • Umbala – Đầu tư với vốn 260.000 USD cho 15% cổ phần cùng Shark Thủy.

3. Tuổi thơ của Shark Vương

Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo có 7 anh chị em ở Thái Bình. Từ nhỏ Shark Vương đã là một học sinh nghèo học giỏi, nổi bật nhất là môn Toán. Là một học sinh chuyên toán, ông quyết định theo học ngành Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Hà Nội. Ngay sau khi tốt nghiệp, ông tiếp tục hoàn thành chương trình học và cầm trong tay tấm bằng thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh.

Năm 1994, ông vào Sài Gòn làm kế toán cho một doanh nghiệp Đài Loan chuyên về giày dép. Làm việc ở đây 8 tháng, cảm thấy bản thân không có hứng thú với lĩnh vực này, ông quyết định về quê.

Tại quê nhà, Shark Vương đầu quân cho một công ty xuất nhập khẩu, sản phẩm là thép và xi măng. Tuy nhiên, sau 3 năm, công ty này gặp nhiều khó khăn và ông quyết định ra đi.

Năm 1996, ông tham gia đường đua thương trường với các lĩnh vực tài chính, sản xuất và xuất nhập khẩu, bất động sản du lịch, vui chơi giải trí, dây và cáp viễn thông…

Ngày 01/05/2016, anh trở thành Tổng giám đốc Công ty CP SAM HOLDING (tên cũ: Công ty CP Cáp & Vật liệu Viễn thông SACOM)

Ngày 31/08/2018, anh rời khỏi chiếc ghế Tổng giám đốc Công ty CP SAM HOLDING, anh bắt đầu với 1 dự án mới dành cho cộng đồng khởi nghiệp và các nhà đầu tư – Hệ sinh thái khởi nghiệp EMI (Education, Mentoring, Investing).

4. Cuộc sống đời tư của Shark Vương

Hiện nay, ông là một trong những “cá mập” lớn, nổi tiếng trên thương trường. Mặc dù là một doanh nhân thành đạt, luôn bận rộn nhưng Shark Vương vẫn dành nhiều thời gian cho việc phát triển thế hệ trẻ. Đồng thời, tích cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng.

Vì vậy, tầm ảnh hưởng của ông rất rộng. Nhất là hiện nay, khi phong trào khởi nghiệp đang lớn mạnh lên từng ngày. Ông hiện là Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Hà Nội.

Những tưởng người làm kinh tế sẽ rất khô cứng, nhưng ít ai biết rằng, khi còn trẻ Shark Vương thường xuyên tham gia các chương trình văn nghệ và giành được huy chương trong cuộc thi “Giọng hát sinh viên vàng thủ đô”.

Vợ Shark Vương không tham gia cùng chồng trong những show truyền hình và ông cũng giữ kín bí mật gia đình.

5. Sự nghiệp của Shark Vương

Sự nghiệp của Shark Vương trải qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau. Song với sự bản lĩnh, quyết đoán, ông đã từng bước tạo dựng nên tên tuổi của mình trên thương trường. Shark Vương và những cột mốc sự nghiệp quan trọng như sau

Cột mốc Chức vụ Công ty
1993- 1994 Nhân viên Kinh doanh Công ty Giày may 32- Bộ Quốc phòng
1995 – 1997 Nhân viên Kinh doanh- XNK Công ty TNHH Thái Bình
1998 – 10/1999 Nhân viên Kinh doanh- XNK CT Đầu tư Thương mại Dịch vụ Ngân hàng
11/1999 – 1/2000 Phó Giám đốc Công ty TNHH Duy Phương
3/2000 – 6/2008 Giám đốc Công ty TNHH Thép Bắc Việt
7/2008 – 10/2015 Chủ tịch HĐQT/Giám đốc Công ty cổ phần Thép Bắc Việt
11/2015 – 4/2016 Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư BVG
Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội
1/4/2016 – 30/4/2016 Phó Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư và Phát triển SACOM
Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư BVG
Chủ tịch HĐQT Công ty CP XNK Tổng hợp I
Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội
Phó chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam
1/5/2016 – 31/8/2018 Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sam Holdings
Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư BVG
Chủ tịch HĐQT Công ty CP XNK Tổng hợp I
Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội
Phó chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam
31/08/2018 – nay Co-founder EMI
Thành viên HĐQT Tổng Công ty Dược Việt Nam- CTCP (DVN)
Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Nhựa Đồng Nai (DNP)
Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần XNK Tổng hợp I (TH1)
Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư BVG

6. Chặng đường khởi nghiệp của Shark Vương

Những lần thất bại: Bất cứ doanh nhân nào đứng trên đỉnh cao của sự thành công cũng đều trải qua những lần vấp ngã. Và cũng chính những vấp ngã ấy đã tôi luyện họ thành những con người thành đạt.

Đối với Shark Vương, có lẽ, sinh ra trong một gia đình khó khăn đã rèn giũa ông thành một người mạnh mẽ. Đồng thời biết chấp nhận gian nan thử thách. Chính vì vậy, khi nhìn lại quá khứ của mình, ông thấy nhẹ nhàng và vô cùng tự hào.

Trong số những lần thất bại ấy phải kể đến việc Shark Vương không học cơ khí nhưng lại chọn kinh doanh thép. Vào thời đó, thép không phải là ngành lợi thế của Việt Nam.

Mặt khác, ông cũng không có khả năng để theo đuổi ngành này. Bởi, nó cần nhiều vốn. Hơn hết, ông học Kinh tế Quốc dân nên không giỏi chuyên môn. Đồng thời, kinh doanh thép là quá trình mua và bán giữa doanh nghiệp tới doanh nghiệp, chứ không bán trực tiếp cho khách hàng. Một người mới vào nghề như ông không thể tìm được khách hàng là doanh nghiệp.

Chính vì những nguyên nhân này, ông rơi vào cảnh nợ nần. Shark Vương phá sản không lâu sau đó. Lần thất bại này đã dạy cho ông một bài học vô cùng đắt giá. Đó là việc chọn ngành hàng kinh doanh. Nếu chọn sai, rủi ro là điều không thể tránh khỏi.

Năm 1995, Shark Vương cùng một số người bạn góp vốn làm ăn nhưng không thành lập công ty. Năm 2000 họ đã phát triển lên thành công ty. Tuy nhiên, mỗi thành viên lại sở hữu một công ty riêng. Vì vậy dẫn đến thất bại. Cái sai của ông trong việc này là chọn sai người góp vốn.

Thất bại lần này khiến Shark Vương thấm thía câu “Thương trường như chiến trường, cá lớn nuốt cá bé”. Ông thừa nhận đây không phải là lần duy nhất ông thất bại khi lựa chọn người góp vốn. Ông rút ra bài học xương máu, chọn người bỏ vốn phải xác định đi với nhau cả đời.

Qua những lần vấp ngã ấy, Shark Vương đã rút ra được nhiều kinh nghiệm của bản thân. Vì vậy ông cho rằng, câu nói “Thất bại là mẹ của thành công” chưa bao giờ sai.

Cơ duyên với thép: Shark Vương đến với thép như một mối nhân duyên. Năm 2000, ông rời Thái Bình đến Hà Nội lập nghiệp. Tại đây, ông nhận làm giám đốc thuê cho một công ty kinh doanh xe máy.

Tuy nhiên, với mong muốn xây dựng cho mình một sự nghiệp riêng, ông đã xin nghỉ việc. Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10, có hiệu lực ngày 1/1/2000 ra đời đã vực dậy tinh thần khởi nghiệp của ông.

Với quyết tâm làm giàu mạnh mẽ, ông đã vay mượn người thân, bạn bè 300 triệu đồng. Ngày 6 tháng 3 năm 2000, Shark Vương cùng 4 người nữa đã đồng sáng lập ra Công ty Thép Bắc Việt.

Những ngày đầu thành lập, ông giữ cương vị giám đốc công ty. Chia sẻ trong một bài phỏng vấn, ông bảo “Lúc đó, dù đã bỏ thép đi làm việc khác mất vài năm, song khi quay lại tôi vẫn đủ tự tin. Tuy nhiên, tôi cũng không bao giờ quên rằng, quyết định đầu tiên của tôi trong vai trò giám đốc lại là một quyết định sai lầm”. Và cái sai của ông chính là nhập một lô hàng của Đài Loan dẫn đến tình trạng lỗ vốn.

Với sự thông minh và nhiệt huyết, một năm sau đó, Thép Bắc Việt đã lấy lại vốn và tạo được chỗ đứng trên thị trường. Từ những vấp ngã và thành công, Shark Vương đã có cách định nghĩa cho riêng mình về thép. Đó là “Thép: “cơm”của nền công nghiệp”.

Hiện nay, Thép Bắc Việt là công ty mẹ của 8 công ty con. Năm 2008, doanh thu đạt trên 6 tỷ đồng. Thép Bắc Việt đã xuất khẩu đi thị trường của châu Âu, châu Mỹ, châu Á và vùng Trung Đông. Năm 2009, sản phẩm thép tiền chế mang thương hiệu DamSam của công ty đã đạt giải thưởng Sao vàng Đất Việt.

Có thể nói, Shark Vương có duyên với thép, đi lên từ thép và làm giàu từ thép. Vì vậy mỗi khi nhắc đến ông, người ta sẽ nhắc đến doanh nhân “bảy nổi ba chìm” trong ngành thép.

Tổng giám đốc Công ty Cổ phần SAM Holdings: Công ty Cổ phần SAM Holdings tiền thân là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển SACO. Đây là một trong hai công ty cổ phần đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam (MCK: SAM) và được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”. Những ngày đầu mới thành lập, công ty hoạt động với lĩnh vực sản xuất và phân phối các loại cáp cho ngành bưu chính viễn thông.

Shark Vương đảm nhiệm vai trò Tổng giám đốc từ tháng 5 năm 2016 để thay thế cho ông Đỗ Văn Trắc, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị. Giai đoạn Shark Vương lãnh đạo, ông đã đổi tên từ Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Sacom thành Công ty cổ phần SAM Holdings. Hiện nay, SAM Holdings đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như tài chính, xuất nhập khẩu.

Dưới thời của Shark Vương, Công ty thu lợi nhuận cao từ các hoạt động đầu tư tài chính và trở thành nguồn thu chính. Năm 2017, SAM Holdings thu về khoản lợi nhuận ròng 114 tỷ đồng. Cũng trong năm này, SAM Holdings chuyển hướng đầu tư vào lĩnh vực cổ phiếu. Doanh thu tài chính tăng từ mức 65 tỷ đồng lên 238 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2017, danh mục đầu tư chứng khoán của SAM Holdings đa dạng với 10 cổ phiếu ngành nghề khác nhau, tổng giá trị đầu tư trên 582 tỷ đồng. Công ty cũng đã chủ trương thoái vốn tại một số công ty liên kết và các dự án như Sacom – Taihan; Sacom Chíp Sáng; Hiệp Phú…

Với tài năng và kinh nghiệm tích lũy, Shark Vương đã đưa công ty ngày một đi lên. Tên tuổi của SAM Holdings ngày càng vững mạnh trên bản đồ kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, tháng 8 năm 2018, ông đã từ chức Công ty Cổ phần SAM Holdings với lý do riêng.

Chi 10 tỷ đồng cho Shark Tank Việt Nam: Ngoài đam mê kinh doanh, Shark Vương còn rất đam mê với sự phát triển của đất nước nói chung và của giới trẻ nói riêng.

Ông vẫn thường xuyên tham gia các chương trình, buổi hội thảo về chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm.. Chia sẻ quan điểm trong kinh doanh của mình nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng tương lai cho thế hệ sau.  Đó cũng chính là động lực để ông đem chương trình shark tank về Việt Nam.

Shark Trần Anh Vương là một trong 5 “cá mập” có mặt tại Shark Tank Việt Nam mùa đầu tiên, đến nay, ông vẫn được khán giả nhớ đến nhờ sự hài hước, thông minh và thái độ gần gũi, chân thành với các startup.

Tuy nhiên, nhiều người có thể chưa biết, Shark Vương chính là người đầu tiên mang bản quyền Shark Tank về Việt Nam. Và khi mới bắt đầu, Thương vụ bạc tỷ đã từng bị tất cả các nhà đài từ chối khiến Shark Vương phải rơi nước mắt.

Trong mùa 1 của chương trình Shark Tank Việt Nam, tiêu chí để Shark Vương chọn các startup là con người. Vì vậy, khi nhìn thấy tố chất cũng như nhiệt huyết của các bạn trẻ, ông sẵn sàng bỏ vốn đầu tư. Tại chương trình, Shark Vương đã chi 10 tỷ đồng cho các thương vụ.

Các thương vụ thành công có thể kể đến như trang phục cosplay và hiệu ứng mỹ thuật của Công ty Transform Studio, sản phẩm dấm gạo, hồ tiêu muối của Công ty Viet Ferm, sản phẩm thời trang mặc ở nhà dành cho phụ nữ của Công ty Emwear, sản phẩm dịch vụ giao hàng SuperShip của Công ty SuperShip,… Hiện tại, ông đã rót vốn cho 4 dự án triển khai thực hiện.

Khuyến khích các bạn trẻ khởi nghiệp: Là một trong những vị “cá mập” đi lên từ khởi nghiệp nên Shark Vương rất quan tâm đến việc đầu tư cho thế hệ trẻ. Ông khuyến khích người trẻ Việt Nam nên tham gia khởi nghiệp. Bởi theo ông, khởi nghiệp chính là chìa khóa thành công.

Shark Vương từ khuyên các startup: “Dù bạn chưa có gì trong tay, chỉ cần mang một tờ A4 đến và cho tôi thấy ý tưởng của bạn. Nếu tôi thấy hay và bạn chấp nhận 40% cổ phần thì chúng ta bắt tay hợp tác”

Đi lên từ khởi nghiệp nên ông chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm cho các bạn trẻ. Để khởi nghiệp thành công, các startup nên học cách đi cùng nhau, học tập kỹ năng gọi vốn. Và quan trọng nhất là muốn khởi nghiệp thành công phải mạnh dạn khởi nghiệp.

Không phải tự nhiên mà Shark Vương thành công và có được chỗ đứng vững chắc như vậy. Vì thế, các bạn trẻ nếu có dự án khởi nghiệp. Hãy thực hiện nó. Đừng ngại thất bại, bởi có thất bại mới có thành công.

7. Shark Vương xây dựng trung tâm logistics thông minh tại Bắc Ninh

Ông Trần Anh Vương, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Western Pacific, cho biết cá nhân ông đã có 30 năm hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản, ban đầu là xuất nhập khẩu buôn bán hàng hoá, hợp tác chuyển giao công nghệ và sau đó là đầu tư công ty liên doanh tại Bắc Ninh với Nippon Steel. Đến nay, một lần nữa ông lại có cơ hội hợp tác với Nhật Bản để bắt tay xây dựng một khu công nghiệp kiểu mẫu “Logistics Industry Cluster” sử dụng năng lượng tái tạo và tạo ra nhiều giá trị gia tăng với sự vào cuộc của rất nhiều tập đoàn lớn như Itochu, Mitsubishi, MUFG, Daiwahouse, Nippon Steel.

Ông Vương kỳ vọng trung tâm logistics thông minh cao tầng nằm trong khu công nghiệp Yên Phong II-A sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động logistics từ khu công nghiệp, thu hút các nhà sản xuất, thương mại lớn trên thế giới như Mitsubishi, cũng như quy tụ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng trong lĩnh vực, sớm đưa Việt Nam trở thành trung tâm logistics quan trọng của khu vực.

Ông Trần Anh Vương, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần hạ tầng Western Pacific ký kết biên bản ghi nhớ với Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang và ông Yasutaka Yoshida, Tổng giám đốc Công ty Yoshida Kaiun
 

8. Những câu nói truyền cảm hứng của Shark Vương

Mong muốn khởi nghiệp thành công thì hiển nhiên là phải khởi nghiệp. đơn giản có vậy thôi. thất bại thì lại khởi nghiệp. mong muốn khởi nghiệp thành công, điều duy nhất các bạn phải sử dụng là khởi nghiệp.

Đây là một sản phẩm không khó bắt chước. Nếu giống như hàng hóa không thành công thì không ai chú ý rồi. Nhưng một khi đã sự phát triển thì có thể mình… mất trắng!

Khởi nghiệp mỗi người một thế mạnh, và khi các bạn khởi nghiệp thì thường cần phải có một đội, ít nhất là cũng phải hai người.

Người ta nói rồi, mong muốn đi xa thì phải đi cùng nhau. tuy nhiên, khi mà dắt tay nhau đi trong khởi nghiệp, kinh nghiệm để đủ nội lực đi được cùng nhau là ngay thuở sơ khai trước hết đang phải phân định rõ ai là cổ đông chính nắm quyền chi phối, ai sẽ là leader.

Nếu chúng ta lệ thuộc tình bạn đi với nhau trong khởi nghiệp thì rất khó có thể đi được đến đích. Hôm nay là tình bạn, ngày mai khi mà khởi nghiệp chúng ta phải rõ mỗi thứ. Ra ngoài đời là tình bạn còn trong công việc là cần phải có trên có dưới.

Khi các bạn đứng trình bày trước một nhà đầu tư hoặc một hội đồng đầu tư thì toàn bộ các thông tin các bạn đưa ra của quá khứ là phải là những thông tin trung thực nhất.

Theo Shark Vương chia sẻ, con đường thành công của ông ở hiện tại thì việc thất bại chính là điểm cộng và là nền tảng phấn đấu cho sự thành công trong tương lai. Anh là một trong những người bước ra cuộc sống và đã thành công khiến nhiều người ngưỡng mộ không chỉ trong cộng đồng khởi nghiệp mà trở nên đặc biệt đối với các bạn trẻ.