Sự thật về Top phần mềm ghi âm trên máy tính chất lượng nhất là ý tưởng trong content hôm nay của YayText. Theo dõi nội dung để biết chi tiết nhé. Với sự trợ giúp của phần mềm ghi âm trên máy tính miễn phí dưới đây, bạn có thể thu lại các đoạn âm thanh có chất lượng rõ ràng và ít tạp âm hơn để nghe lại. Trong bài này sẽ giới thiệu đến các bạn một số phần mềm ghi âm trên máy tính miễn phí được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Top 5 phần mềm ghi âm miễn phí trên máy tính tốt nhất hiện nay
1. Phần mềm Adobe Audition
Adobe Audition là phần mềm ghi âm và xử lý âm thanh chuyên nghiệp, là trợ thủ quen thuộc của giới chỉnh sửa âm thanh. Với phần mềm này, bạn không những có thể ghi âm mà còn có thể tùy chỉnh, chỉnh sửa như cắt, ghép, mà còn có thể biên tập và thêm hiệu ứng vào các đoạn âm thanh một cách chi tiết, tệp âm thanh cũng sẽ có thể được xuất ra với độ phân giải cao, phù hợp cho các mục đích lồng tiếng, dựng phim hoặc thu âm nhạc chuyên nghiệp.
Ưu điểm của Adobe Audition:
- Hỗ trợ chỉnh sửa đa rãnh.
- Có khả năng làm sạch giao diện tab.
- Dễ dàng chỉnh sửa tần số âm thanh.
- Tích hợp nhiều hiệu ứng âm thanh mới.
- Thời gian mở file và làm việc nhanh chóng.
- Hoàn toàn miễn phí.
Nhược điểm của Adobe Audition:
- Giao diện phức tạp do có quá nhiều chức năng.
- Quá trình cài đặt tốn nhiều thời gian.
- Không có công cụ ghi đĩa CD.
- Yêu cầu người dùng phải đăng kí tài khoản Cloud Creative.
2. Phần mềm Audacity
Audacity là một trong những cái tên được đánh giá cao nhất trong số những phần mềm ghi âm trên máy tính miễn phí chuyên nghiệp nhất. Ngoài khả năng ghi âm trực tiếp bằng micro, phần mềm còn cung cấp bộ công cụ giúp loại bỏ tạp âm không mong muốn trong quá trình ghi âm, cũng như chỉnh sửa tệp sau khi thu âm. Đặc biệt trên một số card âm thanh nhất định, Audacity có thể thu lại các âm thanh phát ra từ nhiều nguồn khác nhau trên máy tính, ví dụ như tệp âm thanh phát qua loa máy tính.
Ưu điểm của Audacity:
- Có thể thu âm trực tiếp bằng micro, bộ thu kết hợp thiết bị, thiết bị USB/Firewire hay các thiết bị thu âm khác tương tự.
- Dễ dàng điều chỉnh âm lượng ngay trong quá trình thu âm.
- Ghép, chỉnh sửa nhiều bản thu âm và ghép chúng thành một.
- Có thể thu âm nhiều kênh cùng một lúc.
- Khả năng thu âm với tốc độ lên đến 192,000 Hz. Đối với các thiết bị có độ phân giải cao, Audacity còn có khả năng thu âm với tốc độ 384,000 Hz.
- Thu âm với độ sâu lên đến 24 bit trên Windows
- Dễ sử dụng đối với những người mới bắt đầu.
- Khả năng lọc và loại bỏ tạp âm vượt trội so với các phần mềm ghi âm cơ bản.
- Hỗ trợ tiếng Việt và hoàn toàn miễn phí.
Nhược điểm của Audacity:
- Thiết kế giao diện không được đẹp lắm.
- Không có tính năng chia sẻ. Nếu muốn tạo Podcast thì buộc phải cài đặt thêm bộ mã hóa Lame.
3. Gilisoft Audio Recorder Pro
Gilisoft Audio Recorder Pro cũng là một trong những phần mềm ghi âm trên máy tính được sử dụng nhiều nhất hiện nay, vì nó có bản miễn phí với những tính năng cơ bản và bản trả phí với các tính năng nâng cao, đáp ứng được đa dạng nhu cầu của người dùng. Với phần mềm này, bạn có thể ghi âm giọng hát hoặc bài thuyết trình với chất lượng âm thanh cao.
Ưu điểm của Gilisoft Audio Recorder Pro:
- Tùy chỉnh ghi âm dễ dàng, bao gồm chỉnh âm lượng, thời gian ghi âm, dung lượng tập tin và chiều rộng ghi âm.
- Hỗ trợ các định dạng file âm thanh MP3, OGG, WAV.
- Có bản xem trước để bạn xem kết quả ghi âm trước khi luuu lại.
- Có thể thiết lập phím tắt để tiện điều khiển.
- Có thể phát hiện những quãng im lặng trong quá trình ghi âm, và xử lí quãng trống này theo cài đặt trước.
- Kích hoạt ghi âm bằng giọng nói.
Nhược điểm của Gilisoft Audio Recorder Pro:
- Giao diện không được đẹp mắt.
- Phải trả tiền nếu muốn sử dụng bản Pro có đầy đủ các tính năng.
4. Free Sound Recorder
Free Sound Recorder là phần mềm ghi âm hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ người dùng ghi lại các âm thanh thu từ micro hoặc phát ra từ các nguồn ngoại vi như máy cát-xét, điện thoại, sau đó lưu lại dưới định dạng MP3, WMA hay WAV.
Ưu điểm của Free Sound Recorder:
- Hỗ trợ biên tập âm thanh.
- Giao diện đơn giản, dễ sử dụng.
Nhược điểm của Free Sound Recorder:
- Chỉ hỗ trợ xuất 3 định dạng âm thanh.
- Tính năng biên tập còn nhiều hạn chế.
5. Phần mềm ghi âm Sound Archive Pro
Sound Archive Pro là một phần mềm ghi âm chuyên nghiệp, có thể chạy trên card âm thanh đa kênh cùng với ASIO driver. Phần mềm này không có khả năng biên tập file sau khi thu âm, bù lại nó cung cấp khá nhiều khả năng tùy chỉnh và cài đặt ngay trong quá trình thu âm. Đặc biệt, Sound Archive Pro có thể tự động thu âm cho từng kênh theo lịch cài đặt sẵn hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng.
Ưu điểm của Sound Archive Pro:
- Hỗ trợ card âm thanh đa kênh (ASIO).
- Lên lịch ghi âm cho mỗi kênh.
- Có thể ghi âm thủ công cho mỗi kênh.
- Tự động lưu bản thu âm vào thư mục mới khi thư mục cũ đã đầy.
- Nhận diện im lặng khi thu âm và tạm dừng thu âm một cách thông minh.
- Nhiều sample rate, và có thể ghi âm 24/16/8 bit
- Giảm tạp âm thu vào khi ghi âm và tăng âm lượng khi ghi đĩa.
- Ghi âm sang định dạng MP3 hoặc WAV với nhiều chất lượng khác nhau.
- Tự động đặt tên file và lọc dữ liệu.
- Tự động ngắt khi file khi âm quá lớn.
Qua đây chính là 5 phần mềm ghi âm trên máy tính tốt nhất hiện nay giúp bạn dễ dàng chỉnh sửa cũng như đem tới sự đồng đều trong âm thanh tốt hơn. Chúc các bạn thành công