Chia sẻ Bản đồ Hành chính Huyện Hóc Môn TPHCM khổ lớn 2022 là conpect chính trong content hôm nay của font chữ fb Yaytext. Tham khảo content để biết đầy đủ nhé.
Bạn đang tìm kiếm bản đồ Huyện Hóc Môn khổ lớn hay bản đồ hành chính các xã, thị trấn tại Hóc Môn nhằm tra cứu thông tin quy hoạch nhà đất, ranh giới địa lý tại khu vực.
Chúng tôi Yaytext tổng hợp chia sẻ về bản đồ Hóc Môn phóng to năm 2022. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp, chia sẻ quá trình hình thành và phát triển huyện Hóc Môn chi tiết”.
Giới thiệu sơ lược về Hóc Môn
Huyện Hóc Môn thuộc vùng Đông Nam Bộ với lợi thế nằm ngay cửa ngõ phía Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, với diện tích tự nhiên 109,17 km², chia làm 12 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Hóc Môn và 11 xã.
Hóc Môn là huyện nội thành của thành phố Hồ Chí Mính, phía Bắc của huyện giáp huyện Củ Chi, phía Đông giáp huyện Thuận An tỉnh Bình Dương và quận Gò Vấp, phía Nam giáp huyện Bình Chánh và quận Tân Bình, phía Tây giáp huyện Đức Hòa, thuộc tỉnh Long An.
Trên địa bàn huyện phát triển cả đường thuỷ và đường bộ
+ Đường thủy: Hóc Môn có sông Sài Gòn đoạn chạy qua địa bàn huyện dài 17 km và một hệ thống sông rạch chằng chịt (Rạch Bến Cát, Rạch Bà Hồng, Rạch Tra, kinh Cầu Xáng).
+ Đường bộ: có quốc lộ 22 (nay là đường Xuyên Á) đoạn chạy qua Hóc Môn dài 5 km, quốc lộ 1A dài 2 km (An Sương – Bà Điểm) và các tỉnh lộ (tỉnh lộ 9, 14, 15, 16), hương lộ (hương lộ 70, 80,12, 65…) tạo điều kiện giao thông thuận lợi giữa huyện với thành phố và các quận , huyện và tỉnh bạn.
Bản đồ hành chính huyện Hóc Môn khổ lớn năm 2022
Tìm hiểu con người và quá trình phát triển của huyện Hóc Môn
Vùng đất Hóc Môn được hình thành cách đây trên 300 năm, cùng lúc với sự hình thành và phát triển của Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh (1698).
Quá trình hình thành và phát triển
Theo sách “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức, tháng 2 năm Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn ra lệnh cho Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý phía Nam và quyết định thành lập chủ Gia Định gồm huyện Phước Long và huyện Tân Bình.
Thời điểm 1698, vùng đất phía Nam dân cư thưa thớt, đất đai còn hoang vu, địa danh “Hóc Môn” lúc đó chưa có tên gọi, là một vùng đất nằm trong huyện Tân Bình, thuộc Phủ Gia Định.
Từ năm 1698 đến năm 1731, một số lưu dân từ miền Bắc, miền Trung do không cam chịu sự thống trị hà khắc của phong kiến triều Trịnh-Nguyễn phân ranh loạn lạc nên đã đến vùng đất này để sinh cơ, lập nghiệp; lập ra những thôn ấp và nông trại, lúc đầu hình thành 06 thôn dần dần phát triển thành 18 thôn.
Đến đầu thế kỷ 19, một số thôn của Hóc Môn vẫn còn những nét hoang dã, có cọp dữ nổi tiếng như “cọp vườn trầu” và có nhiều đầm môn nước mọc um tùm, nên trong dân gian địa danh “Hóc Môn” có tên gọi từ đây (hóc hẻm có nhiều cây môn).
Năm 1802, sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho cải cách lại các đơn vị hành chánh, đổi phủ Gia Định thành trấn Gia Định.
Đến năm 1808, vua Gia Long lại đổi trấn Gia Định thành Gia Định Thành và nâng huyện Tân Bình lên thành Phủ Tân Bình. Phủ Tân Bình có 04 huyện, trong đó có huyện Bình Dương.
Lúc đó, vùng đất Hóc Môn ngày nay có tên gọi là huyện Bình Dương thuộc phủ Tân Bình của Gia Định Thành, huyện lỵ Bình Dương đóng tại làng Tân Thới Nhì (nay là vùng Trung tâm Thị trấn Hóc Môn).
Năm 1832, vua Minh Mạng đổi tên Gia Định Thành thành tỉnh Phiên An. Đến năm 1836, lại tiếp tục đổi tên tỉnh Phiên An thành tỉnh Gia Định.
Năm 1841, phủ Tân Bình lại tăng thêm 01 huyện là huyện Bình Long (do 01 phần huyện Bình Dương tách ra). Lúc đó, vùng đất Hóc Môn ngày nay có tên gọi là huyện Bình Long thuộc phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định.
Năm 1862, thực dân Pháp đã chia lại địa giới hành chính tỉnh Gia Định bao gồm 03 phủ, 41 tổng; huyện Bình Long thuộc phủ Tây Ninh, tỉnh Gia Định. Huyện lỵ Bình Long đóng tại làng Tân Thới Nhì (nay là vùng trung tâm thị trấn Hóc Môn).
Sau cuộc khởi nghĩa 18 thôn vườn trầu (1885), thực dân Pháp chính thức đổi tên huyện Bình Long thành quận Hóc Môn. Quận Hóc Môn giai đoạn 1885-1945 thuộc tỉnh Gia Định là một vùng đất rộng lớn bao gồm 04 tổng: Tổng Long Tuy Thượng, Tổng Long Tuy Hạ, Tổng Long Tuy Trung và Tổng Bình Thạnh Trung nằm trên địa bàn của 03 quận huyện: Hóc Môn, Củ Chi và quận 12 ngày nay.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Hóc Môn là một trong 04 quận của tỉnh Gia Định (Hóc Môn, Thủ Đức, Gò Vấp, Nhà Bè). Đến thời Mỹ- Ngụy chiếm đóng miền Nam (1954-1975), quận Hóc Môn tiếp tục thuộc tỉnh Gia Định.
Đối với cách mạng tùy theo yêu cầu phát triển của phong trào cách mạng trong từng thời điểm, Hóc Môn có nhiều lần tách nhập, thay đổi ranh giới:
-
- Từ năm 1954 đến cuối năm 1959, quận Hóc Môn bao gồm 03 quận – huyện là: Hóc Môn, Củ Chi và quận 12 ngày nay;
-
- Từ năm 1960 đến năm 1961 tách ra thành 02 quận: Hóc Môn và Củ Chi;
-
- Từ năm 1961 đến năm 1969, Hóc Môn và Gò Vấp sáp nhập lại thành quận Gò Môn; sau đó nhập thêm một số xã của Củ Chi thành lập phân khu Gò Môn;
-
- Từ năm 1969 đến năm 1972 phân khu Gò Môn tách ra thành 04 quận nhỏ, trong đó Hóc Môn tách thành 02 quận: Đông Môn và Tây Môn;
-
- Từ năm 1972 đến năm 1975: Đông Môn và Tây Môn nhập lại thành quận Hóc Môn.
Sau ngày thành phố được giải phóng (30/4/1975), Hóc Môn là 01 trong 06 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 16 xã và 01 thị trấn. Từ ngày 01/4/1997 đến nay do yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội chung của thành phố, huyện Hóc Môn tách ra 07 xã để thành lập quận 12. Hiện nay, Hóc Môn có 11 xã và 01 thị trấn.
Bản chất của người dân Hóc Môn
Những lưu dân đầu tiên đến vùng đất này lập nghiệp đều là nạn nhân của chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của các thế lực phong kiến và chính sách xâm lược của thực dân Pháp.
Bản chất của người dân Hóc Môn là có tinh thần lao động cần cù, sáng tạo; sự đoàn kết, tương thân tương trợ; yêu chuộng sự công bằng, tôn trọng sự thật.
Ngay từ buổi đầu người dân Hóc Môn phải đương đầu chống thiên nhiên khắc nghiệt, chống thú dữ, ra sức khai hoang lập ấp, chịu thương, chịu khó trồng trọt, chăn nuôi biến vùng đất hoang vu thành những mảnh đất canh tác màu mỡ.
Người dân Hóc Môn có tinh thần yêu nước, có chí căm thù giặc sâu sắc, không ngừng đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến và thực dân. Đặc biệt, từ khi có Đảng ra đời và lãnh đạo, nhân dân Hóc Môn một lòng, một dạ theo Đảng, tin tưởng vào các đường lối, chủ trương của Đảng. Họ đóng góp cho cách mạng không chỉ bằng vật chất mà bằng cả tấm lòng thủy chung và cả tính mạng của mình, góp công lao to lớn xứng đáng vào hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.