Tìm hiểu cách phân biệt sổ đỏ sổ hồng sổ trắng mới nhất là ý tưởng chính trong content hiện tại của form chữ yatex. Theo dõi bài viết để biết đầy đủ nhé.
Hiện nay rất nhiều người mua nhà hay nhầm lẫn giữa sổ trắng sổ hồng và sổ đỏ. Trong bài viết này, Yaytext sẽ giúp bạn cách phân biệt sự khác nhau giữa ba loại sổ này.
Trên thực tế, sổ trắng ,sổ hồng và sổ đỏ chỉ là những tên gọi quen thuộc mà người dân tự đặt ra dựa vào màu sắc của mỗi loại giấy, mục đích để giúp họ dễ dàng phân biệt giữa các loại giấy chứng nhận. Sự khác nhau giữa sổ trắng, sổ đỏ và sổ hồng có thể được xem xét như sau:Sổ trắng, sổ hồng, sổ đỏ hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà đều do các cơ quan thẩm quyền cấp, là cơ sở nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân khi thực hiện các thủ tục đăng ký, chuyển nhượng, tặng cho,…
Phân biệt sổ trắng, sổ hồng và sổ đỏ
Sổ trắng là gì?
Cho đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào của cơ quan có thẩm quyền quy định cụ thể “sổ trắng” là loại giấy tờ gì. Tuy nhiên, trong thực tiễn khi áp dụng pháp luật, nhiều địa phương đã xem “sổ trắng” là một trong những loại giấy tờ quy định tại khoản 1 điều 50 luật Đất đai năm 2003.
Sổ trắng hiện nay có rất nhiều loại gồm giấy tờ cấp trước 30/4/1975 có văn tự đoạn mãi bất động sản (nhà ở và đất ở), bằng khoán điền thổ; cấp sau 30/4/1975 có giấy phép mua bán nhà, giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận (hoặc quyết định) của UBND cấp huyện công nhận quyền sở hữu nhà ở,…
Theo Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007, bắt đầu từ 01/01/2008, những loại giấy trắng nếu muốn giao dịch thì phải đổi qua giấy hồng (đối với các loại giấy trắng về nhà và đất) hoặc giấy đỏ (đối với các loại giấy trắng về đất).
Bên cạnh đó, các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà có ghi diện tích đất khuôn viên thì sẽ được pháp luật công nhận là quyền sử dụng đất gắn liền. Do đó, đối với những trường hợp trên thì sẽ được chuyển đổi qua giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất (giấy hồng mới).
Nói chung, sổ trắng được đánh giá là loại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất hợp pháp của người tạo lập, được cấp đúng với quy định pháp luật tại thời điểm đó nên không thể phủ nhận giá trị của các loại giấy này.
Đối với sổ đỏ
Sổ đỏ là mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, bìa có màu đỏ, với nội dung ghi nhận quyền sử dụng đất (có thể là đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, vườn, ao, đất rừng…) nên mẫu này có tên gọi đúng là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
Theo quy định tại khoản 20 Điều 4 Luật đất đai 2003 thì “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất”.
Sổ hồng là gì?
Trong khi đó, sổ hồng là mẫu do Bộ Xây dựng ban hành, bìa có màu hồng với nội dung là ghi nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở nên mẫu có tên gọi là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”.
Theo Điều 11 Luật nhà ở năm 2005, giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở được cấp cho chủ sở hữu theo quy định sau đây:
a) Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
b) Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở quy định tại khoản này được gọi chung là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Lưu ý về Sổ đỏ và Sổ hồng hiện nay
Để thống nhất thành một loại Giấy chứng nhận, ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2009/NĐ-CP và ngày 21/10/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Theo đó, hai loại Giấy chứng nhận nói trên sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất…
Cách phân biệt sổ hồng và sổ đỏ
Hiện nay sổ hồng và sổ đỏ đã được thống nhất thành một mẫu chung là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Kế thừa quy định nói trên, Điều 97 Luật Đất đai 2013 cũng quy định:
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này”.
Như vậy, theo như các quy định vừa trích dẫn ở trên, sổ đỏ hay sổ hồng đều là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc quyền sở hữu nhà ở do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Thực tế hiện nay vẫn đang lưu hành cả 3 loại giấy tờ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và Giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Cả 3 đều có giá trị pháp lý như nhau.
Thủ tục đổi sổ trắng sang sổ hồng
Chuẩn bị các hồ sơ như sau:
-
- 02 bản chính đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
-
- 01 bản chính và 01 bản chụp giấy tờ về tạo lập nhà ở – đất ở theo quy định tại Điều 10, Điều 11 của Quy định ban hành kèm Quyết định số 54/2007/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố.
-
- 02 bản chính bản vẽ sơ đồ nhà ở – đất ở do tổ chức có tư cách pháp nhân về đo vẽ nhà-đất lập theo quy định tại Điều 8 của Quy định ban hành kèm Quyết định số 54/2007/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố (có niêm yết kèm theo).
Quy trình thực hiện việc chuyển đổi sổ trắng sang sổ hồng:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thuộc Ủy ban nhân dân huyện hoặc văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở tài nguyên môi trường.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ
-
- Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận.
-
- Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền .
-
- Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Bước 3: Trả kết quả
Người nộp hồ sơ đến nhận kết quả theo giấy hẹn.
Mặc dù đến nay chưa có khái niệm nào định nghĩa chính thức về sổ trắng, tuy nhiên sổ trắng vẫn được xem là giấy tờ có giá trị pháp lý khi giao dịch đất đai. Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn hiểu hơn về “sổ trắng” và cách chuyển đổi từ sổ trắng sang sổ hồng khi có sự yêu cầu của người dân hoặc thay đổi chủ sở hữu.