Tìm hiểu Cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một triển khai đến đâu là chủ đề chính trong content hôm nay của font chữ đẹp yay text. Đọc bài viết để biết chi tiết nhé.
Theo thông tin mới nhất, sau năm 2020, sẽ xây dựng tuyến đường cao tốc Chơn Thành (Bình Phước) – Thủ Dầu Một (Bình Dương) – TP.HCM. Người dân Bình Phước rất mong muốn sớm triển khai đường cao tốc TP.HCM – Chơn Thành ngay trong năm 2020 kết nối từ Bình Phước về TP.HCM.
Được biết, đây là tuyến đường huyết mạch nối liền vùng nam Tây Nguyên, xuyên qua vùng lõi kinh tế trọng điểm phía nam, với trung tâm kinh tế lớn nhất nước là TP. HCM, kết nối để đưa hàng hoá các cảng biển TP.HCM về các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước.
Theo nguồn thông tin mới nhất, ngày 8/7/2020 Tỉnh Bình Dương vừa đề xuất, kiến nghị Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sớm triển khai tuyến đường cao tốc TP.HCM – Chơn Thành. Đây là tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước đến sân Quốc Tế bay Long Thành, Đồng Nai…Trong đó, còn kiến nghị chấp thuận cho tỉnh quy hoạch khoảng 70.000 ha đất để phát triển công nghiệp, đô thị, nông nghiệp công nghệ cao; mở rộng 3 khu công nghiệp tại tỉnh Bình Phước
Thông tin nhanh cao tốc TP HCM – Chơn Thành
Tên dự án: Cao tốc TP HCM – Chơn Thành | Quy mô: 69 km gồm 6-8 làn xe |
Điểm đầu: Huyện Chơn Thành | Địa phận đi qua: TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước |
Điểm cuối: Nút giao Gò Dưa (Vành đai 2, thuộc quận Thủ Đức, TP.HCM | Vốn đầu tư: 24.150 tỉ đồng |
Lợi ích khi tuyến cao tốc TP.HCM – Chơn Thành đưa vào khai thác sử dụng?
Đối với tuyến cao tốc TP.HCM – Chơn Thành, đây là tuyến huyết mạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế liên vùng. Sau khi hoàn thành sẽ tạo động lực lớn cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, rút ngắn thời gian và lộ trình từ TP.HCM đến Bình Dương, Bình Phước.
Trước đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 3 tuyến Quốc lộ với tổng chiều dài 222,7km gồm: QL14, QL13 và QL14C; 18 tuyến đường tỉnh (635,3km), hơn 1.021km đường huyện được cứng hóa bằng bê tông xi măng, bê tông nhựa và láng nhựa, còn lại đường cấp phối đường đất chiếm 38,2%. Hiện có 100% xã đã có đường đến trung tâm xã.
Thời gian tới tỉnh tiếp tục đẩy nhanh tiến độ khởi công đoạn còn lại của dự án QL13 từ ngã ba Lộc Tấn đi cửa khẩu Hoa Lư dài 15km, dự kiến hoàn thành trong năm 2020.
Hiện tỉnh đang phối hợp Tây Ninh, Long An để hoàn thiện các tuyến đường đi qua 3 địa phương thành đường QL14C theo quy hoạch để kết nối giao thông các tỉnh trong vùng; Đề nghị Bộ GTVT đầu tư bổ sung đoạn tuyến cao tốc từ Chơn Thành – Hoa Lư để kết nối từ TP.HCM – Chơn Thành – Hoa Lư phục vụ phát triển kinh tế, xã hội các tỉnh trong vùng với các nước Campuchia – Lào – Myanmar; Khôi phục xây dựng cầu Mã Đà kết nối tuyến ĐT753 đi Đồng Nai.
Bên cạnh đó, việc điều chỉnh quy mô thực hiện cảng cạn ICD Hoa Lư. Cụ thể: giai đoạn 1 với quy mô 10ha đến 15ha, công suất 200.000 đến 500.000 teus/năm. Giai đoạn 2 (triển khai từ 2020 đến 2030) mở rộng diện tích lên 20ha đến 25ha, dự kiến đạt công suất 600.000 đến 900.000 teus/năm.