Chia sẻ Khiêm tốn là gì? Giá trị của khiêm tốn là thế nào?

Chia sẻ Khiêm tốn là gì? Giá trị của khiêm tốn là thế nào? là ý tưởng chính trong nội dung hiện tại của font chữ fb yay text. Theo dõi nội dung để biết chi tiết nhé.

Khiêm tốn được xem là một đức tính tốt đẹp của con người, được thể hiện qua nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể, hãy cùng Yaytext tìm hiểu khiêm tốn là gì và những giá trị của lòng khiêm tốn mang lại quan trọng như thế nào!

khiem-ton-la-gi

Khiêm tốn là gì?

Trên thực tế, khiêm là một đức tính được nhắc đến rất nhiều trong ca dao tục ngữ, được thể hiện qua lời nói, cử chỉ, hành động của con người. Những người có đức tính khiêm tốn luôn sống tích cực, kiến thức sâu rộng, có nhiều kinh nghiệm và uy tín, nhận được sự yêu mến từ mọi người.

Ngoài ra, khiêm tốn còn là biết nhìn nhận thức được những gì bản thân chưa hiểu hết và nỗ lực tìm hiểu, tìm cách học hỏi từ người xung quanh. Không quan tâm đến công việc của họ, học cách lãnh đạo người khác bằng cách hỗ trợ từ phía sau. Hơn nữa còn dám nhận những phản hồi chân thật, không ngủ quên trên chiến thắng của bản thân.

Những người có đức tính khiêm tốn không biểu lộ sự tự mãn, kiêu căng, bốc đồng hay khoe khoang về những gì mình có. Từ đó, họ tạo được sự gần gũi, đồng cảm cũng như nhận được sự yêu mến từ những người xung quanh mình.

Biểu hiện của khiêm tốn

Là một đức tính tốt, cần được đề cao nên ở những người khiêm tốn sẽ có các biểu hiện như:

    • Đầu tiên là có lòng biết ơn, đây là biểu hiện cao nhất của sự khiêm tốn. Biết ơn nghĩa là biết ghi nhớ và trân trọng những gì mình nhận được từ những người khác như cha mẹ, thầy cô, bạn bè….
    • Luôn có tinh thần học hỏi, rèn luyện cũng như trau dồi và nâng cao thêm kiến thức mới.
    • Khiêm tốn là không ngủ quên chiến thắng hoặc khoe khoang quá mức, luôn coi thành công của mình là điều bình thường và cần nỗ lực hơn.
    • Không tự mãn gì với những gì mình có, mình biết cũng như tôn trọng đối phương khi giao tiếp.
    • Thêm nữa, khiêm tốn còn là biết tiếp thu ý kiến từ mọi người để hoàn thiện bản thân hơn.
    • Khiêm tốn còn là khi không đề cao mình quá mức và hạ thấp người khác, không so sánh thiệt hơn với người ta.
    • Đặc biệt khiêm tốn còn thể hiện khả năng tự chủ cao, biến nhìn nhận ta và người.

Lý do con người nên khiêm tốn?

Biển học mênh mông trong khi đó sự hiểu biết của con người chỉ là một giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la đó. Có biết bao điều hay, mới lạ về cuộc sống về thế giới bên ngoài mà bản thân ta không hề hay biết. Do đó con người cần phải tu dưỡng đức tính  khiêm tốn, không ngừng học hỏi để tiếp thu được lượng kiến thức mà nhân loại đã tích lũy từ mấy ngàn năm qua.

Khiêm tốn, không ngừng học hỏi và tích lũy tri thức, kinh nghiệm vốn sống thì sẽ giúp bạn ngày càng mở rộng. Làm việc gì cũng dễ thành công và ít thất bại hơn, khẳng định được tài năng, giá trị của chính mình. Ngược lại, một kẻ tự phụ về học thức của mình, không chịu học hỏi từ bất kỳ ai, không tiếp thu cái mới thì một ngày nào đó họ sẽ trở nên nông cạn, lạc hậu cũng như không theo kịp được sự phát triển của xã hội.

Thêm nữa, người không biết khiêm tốn, lúc nào cũng kiêu ngạo thì dễ sinh ra thói chủ quan và do đó hay gặp thất bại trong cuộc sống. Ví như ngọc kia dẫu quý nhưng nếu không dũa chẳng mài thì cũng không thể tự tỏa sáng được.

Sống là phải có lòng khiêm tốn, biết tôn trọng người, biết cư xử cởi mở, hòa đồng thân thiện. Biết nâng cao giá trị của chính mình đúng mức thì mới thành công trong lĩnh vực giao tiếp và được người yêu quý coi trọng, khi gặp khó khăn sẽ được giúp đỡ.

Rèn luyện đức tính khiêm tốn như thế nào hiệu quả?

Để rèn luyện đức tính khiêm tốn bạn cần học cách sống, nói năng hòa nhã, khiêm tốn cũng như chịu khó học hỏi mọi người. Tránh khoe khoang, huênh hoang khoác lác hay tự cao tự đại về chính mình bởi làm như thế chỉ khiến cho mọi người ghét bỏ và xa lánh.

Người có lòng khiêm tốn cần phải biết trân trọng con người và hành động đúng đắn, mang tới lợi ích thiết thực trong cuộc sống. Biết ơn người đã mang lại cho ta lợi ích nào đó, không bao giờ so sánh thiệt hơn. Ngoài ra biết lắng nghe và thấu hiểu người khác, luôn sống đúng với chuẩn mực và đạo lí ở đời.

Kính nhường học hỏi, không xem thường tri thức và người khác. Sống đề cao sự sáng tạo, không khoe khoang, hợm hĩnh, không đua đòi hay lên mặt sĩ diện. Lúc nào cũng điềm đạm, bình tâm theo lối sống giản dị, hòa hợp với cuộc sống xung quanh để làm cho lối sống ấy được mở rộng trong mọi người.

Nhìn chung, chỉ khi nào hiểu được thế nào là khiêm tốn thì chúng ta mới có thể phát triển không ngừng đồng thời nâng tầm bản thân. Vậy nên hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn đã biết khiêm tốn là gì, biểu hiện và giá trị của đức tính quý báu này. Từ đó không ngừng rèn luyện để trở thành người tốt, có ích cho xã hội.