Chia sẻ Việt Nam vào top 5 nước kém văn minh nhất thế giới? là ý tưởng chính trong nội dung hôm nay của font chữ đẹp yay text. Theo dõi nội dung để biết chi tiết nhé.
Mới đây, Microsoft đã đưa ra bảng đánh giá những nước kém văn minh nhất thế giới trên không gian mạng và Việt Nam chính là nước nằm trong top 5 bởi những hành vi bị coi là kém văn minh. Cụ thể, hãy cùng Yaytext tìm hiểu ngay!
Phản ứng của cộng đồng mạng Việt Nam
Theo khảo sát mới được công bố của Microsoft thì Việt Nam chính là quốc gia thuộc top 5 nước có chỉ số mức độ văn minh trên mạng thấp nhất thế giới. Mặc dù công bố này có phần thiệt thòi, thể hiện Việt Nam là một quốc gia kém văn minh nhưng lại không có quá nhiều người phản đối về vấn đề này.
Thậm chí, có đến 87% bạn đọc của báo Zing.vn đồng tình với bảng xếp hạng này bởi những hành vi của người Việt trên không gian mạng trong những năm gần đây thật sự đáng bị lên án.
Bên cạnh những người đồng tình thì cũng có những cá nhân phản đối kết quả này và cho rằng bảng xếp hạng đang sử dụng dẫn chứng vô căn cứ. Thậm chí, có một tài khoản đã để lại bình luận phủ định kết quả nhưng lại ngầm khẳng định việc người Việt kém văn minh là sự thật. Cụ thể, tài khoản ảo có tên Koba Yashi từ Việt Nam trên facebook nói: “Thấp cái *** ***, căn cứ vào đâu để đánh giá chứ”. Bình luận thô tục của tài khoản này đã khiến cộng đồng mạng “một phen” dậy sóng vì cách hành xử của người này thật sự đáng bị lên án.
Tại sao Việt Nam là nước kém văn minh trên không gian mạng?
Lọt top những nước kém văn minh nhất thế giới trên không gian mạng chắc chắn là điều không người Việt Nam nào muốn. Tuy nhiên, những hành động dưới đây lại chính là lý do khiến nước ta bị xướng tên trong bảng xếp mạng không mấy vẻ vang này.
Dễ bị dắt mũi và hay chửi bới
Những người dùng mạng kém văn minh, thường xuyên chửi bới rất dễ gặp trên các nền tảng mạng như youtube, facebook…
Đây là một hiện tượng xảy ra rất phổ biến, đặc biệt là sau những trận bóng đá căng thẳng của đội tuyển Việt Nam, nhất là khi có những tình huống gây tranh cãi.
Cộng đồng mạng Việt Nam sẽ dễ bị “dắt mũi” bởi các page lớn bắt đầu “xuất kích” tiến hành công kích một cá nhân nào đó bằng những lời nói hung hăng, vô văn hóa. Đặc biệt là chửi mới trọng tài hoặc cầu thủ nước bạn nếu xảy ra tình huống tranh cãi.
Bão một sao cho các thương hiệu mang tính “bầy đàn”
Sẽ không ngoa nếu nói cộng đồng mạng Việt Nam có tính bầy đàn rất cao bằng cách hùa nhau thực hiện những hành vi kém văn minh. Chẳng hạn như hùa nhau công kích một cá nhân, tổ chức hoặc mới đây nhất là hùa nhau vào đánh giá “một sao” cho một ứng dụng hoặc một địa điểm để làm mất đi danh tiếng đã xây dựng bấy lâu nay của họ. Thậm chí thương hiệu bị công kích hoàn toàn không có lỗi.
Do đó, rất nhiều thương hiệu và nhiều người lo lắng, quan ngại khi xảy ra va chạm với cộng đồng mạng Việt Nam vì khả năng tai bay vạ gió là rất cao nếu không may mắn.
Chẳng hạn, vào năm 2019 thì vlogger Khoa Pug đã xảy ra mâu thuẫn với một khu resort tại Phan Thiết. Lúc này, cộng đồng fan của anh mới đầu chỉ có hành vi ném đá resort nhưng sau đó đá kéo nhau lên các nền tảng như TripAdvisor, facebook, Google Maps… để đánh giá 1 sao nhằm hạ thấp uy tín của đơn vị này mặc dù không biết rõ tình hình thực tế.
Sẵn sàng để tấn công với những người trái quan điểm với mình
Một trong những yếu tố quan trọng tiếp theo khiến Việt Nam lot top những nước kém văn minh nhất thế giới chính là hành vi sẵn sàng tấn công vào những người trái quan điểm với mình.
Cụ thể, khi thấy cộng đồng mạng kéo nhau vào đánh giá 1 sao ở sự kiện của Khua Pug, chàng streamer PewPew đã đăng tải một bài viết thể hiện quan điểm của bản thân về vấn đề. Thế nhưng, điều anh nhận được là sự công kích nặng nề của cư dân mạng. Họ luôn sẵn sàng công kích những người có quan điểm trái ngược với mình mà không hề quan tâm đến đúng sai. Đây chính là điều đáng nguy hiểm của cộng đồng mạng Việt Nam ở thời điểm hiện tại.
Thản nhiên xin link clip nóng
Từ khóa xin link hay link ở đâu, clip ở đâu chắc hẳn đã không còn xa lạ với cộng đồng mạng Việt Nam. Những từ khóa này thường xuất hiện khi một cá nhân nào đó nổ ra scandal lộ clip nhạy cảm và cộng động mạng xin link để kịp thời bắt trend xem clip mà không cần quan tâm đến cảm nhận của nạn nhân.
Chúng ta có thể nhắc đến sự kiện nữ ca sĩ Văn Mai Hương không may bị hack camera trong nhà và lộ clip thay đồ nhạy cảm. Thế nhưng, thay vì đồng cảm thì nhiều người lại có hành vi kém văn minh là xin link, xem clip và thậm chí là phê phán nạn nhân. Những hành vi này của cộng đồng mạng nếu đánh vào tâm lý của những người nhạy cảm thì thậm chí có thể khiến họ bị trầm cảm.
Hướng đến một năm 2022 tích cực hơn
Để cải thiện văn minh trên môi trường Internet, Microsoft kêu gọi cộng đồng chung tay xây dựng văn hóa hành xử đúng mực, cảm thông, thấu hiểu và tôn trọng mọi cá nhân tham gia tương tác trực tuyến.
Theo đó, người dùng nên suy nghĩ kỹ trước khi trả lời, bình luận, hoặc tương tác để tránh gây bất đồng, mâu thuẫn, đồng thời tránh đăng tải / gửi những gì có ảnh hưởng tiêu cực đến người khác, tránh công kích cá nhân.
Ngoài ra, cũng cần tôn trọng sự khác biệt và các cách nhìn nhận đa dạng, sẵn sàng đấu tranh trước những hành vi ứng xứ thiếu văn minh và chưa chuẩn mực.
Hy vọng qua những chia sẻ này của đội ngũ Yaytext, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về lý do Việt Nam lọt vào top 5 những nước kém văn minh nhất thế giới trên không gian mạng. Từ đó xem lại hành vi của mình và những người xung quanh để ngăn cản hành vi ứng xử kém văn minh ngay từ hôm nay.